Tỷ giá, chứng khoán và xu hướng của nhà đầu tư

PHẠM HOÀNG QUANG KIỆT - Phòng Nghiên cứu Phân tích FIDT 05/10/2023 01:00

Sự biến động của thị trường chứng khoán bị tác động bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu xét ở yếu tố tỷ giá, thị trường thường sẽ ổn định hơn khi tỷ giá ổn định.

>>>Nhìn lại biến động tỷ giá và hành động của Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ trên dữ liệu ghi nhận: Khi tỷ giá ổn định, thị trường chứng khoán (TTCK) thường có đà tăng ổn định. Trong những giai đoạn tỷ giá biến động mạnh, thị trường chứng khoán thường xuất hiện biến động lớn.

Chúng tôi cho rằng, vấn đề tỷ giá biến động có thể đến từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chúng tôi cho rằng có tác động rõ rệt đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn là vấn đề về dòng vốn FII rút khỏi thị trường Việt Nam (quỹ đầu tư, ETFs).

Theo thống kê của FIDT, thị trường có xu hướng giảm trong các đợt tỷ giá bật tăng mạnh trong ngắn hạn, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng sau khoảng thời gian diễn ra biến động, thị trường chứng khoán nhìn chung vẫn duy trì xu hướng tăng điểm.

Nhìn lại giai đoạn tháng 9 vừa qua, thanh khoản của TTCK duy trì ở mức ổn định khoảng 21 nghìn tỷ/ phiên trong 3 tuần đầu của tháng 9. Riêng trong tuần cuối tháng 9 thanh khoản tăng vọt lên mức 30 nghìn tỷ khi thị trường nói chung và nhà đầu tư (NĐT) cá nhân nói riêng hoảng loạn bán tháo trước các thông tin tiêu cực (1) Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút thanh khoản (2) Cắt giảm margin ở một số CTCK lớn.

Tuy nhiên, nhìn chung thanh khoản tháng 9 vẫn cải thiện rất nhiều so với tháng trước.

>>>Margin tăng, có rủi ro "bom nợ" trên thị trường chứng khoán?

NĐT cá nhân vẫn chi phối thị trường

Tốc độ tăng trưởng mở mới tài khoản theo tháng tiếp tục tăng mạnh trong tháng 8 (188 nghìn tài khoản mới), củng cố vị thế chủ đạo của NĐT cá nhân trên thị trường. Đây là "con dao hai lưỡi" khi tâm lý của nhóm này có ảnh hưởng rất lớn lên chỉ số, tâm lý hưng phấn thì thị trường tăng mạnh và ngược lại.

Tính đến cuối tháng 9, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,76 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 8% dân số.

Tính đến cuối tháng 9, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,76 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 8% dân số.

Đơn cử, theo như các phân tích trước đây của FIDT, việc NHNN phát hành T – Bill với mục đích để cân bằng tỷ giá, chứ không phải mang ý nghĩa đảo chiều chính sách. Tuy nhiên, NĐT cá nhân phản ứng tiêu cực với tin này, cộng hưởng với thông tin cắt giảm margin từ các CTCK lớn, dẫn đến những phiên giảm điểm lao dốc. VN Index giảm gần 100 điểm chỉ trong 1 tuần từ 20 – 28/9/2023.

Thống kê theo nhóm nhà đầu tư, xét theo giá trị mua bán ròng lũy kế từ đầu năm đến nay, xu hướng giao dịch của các nhà đầu tư trong tháng 9 vẫn không đổi. Nhà đầu tư cá nhân vượt tự doanh trở thành chủ thể mua ròng lớn nhất thị trường (10,183 tỷ) trong khi khối ngoại tiếp tục đà bán ròng của mình (-5.812 tỷ).

Xu hướng giao dịch của hai khối nhà đầu tư lớn nhất (cá nhân trong nước và khối ngoại) chỉ tạm thời đảo chiều trong các phiên VN-Index chỉnh sâu (25, 26 và 27/9).

Chỉ số vẫn chịu sự chi phối rất lớn từ NĐT cá nhân khi giá trị giao dịch của nhóm này lớn hơn rất nhiều so với tổng của các nhóm còn lại.

Khối ngoại có xu hướng bán ròng

Xu hướng chung của khối ngoại vẫn là bán ròngkể từ đầu quý 2 trở lại đây, lực bán mạnh hơn kể từ đầu tháng 9. Khối ngoại vẫn giao dịch đúng kịch bản bán ròng ở vùng VN-Index định giá cao, và thể hiện quan điểm bắt đáy rõ ràng khi VN-Index trở nên rẻ hơn trong phiên 25/9.

Tại hầu hết nước trong khu vực thì khối ngoại đều có xu hướng bán ròng mạnh kể từ đầu tháng 9.

Diễn biến giao dịch tại các nhóm ngành tháng 9/2023: Từ đầu tháng 9, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính, bất động sản là 3 nhóm ngành bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất. Ở chiều ngược lai, nhóm Xây dựng & vật liệu, Dầu khí dẫn đầu xu hướng mua ròng.

Các quỹ ETF bị rút ròng rất mạnh trong 1 tháng trở lại đây trong đó dẫn đầu là Fubon và Diamond đã bị rút ròng lần lượt hơn 35,76 triệu đô và 38,6 triệu đô trong 1 tháng vừa qua. 

Tuy nhiên, thông tin cập nhật từ Fubon cho thấy, quỹ ngoại đã phát hành thêm 5 triệu chứng chỉ quỹ trong phiên 3/10, trước đó quỹ cũng vừa phát hành 2 triệu chứng chỉ quỹ trong phiên 2/10. Như vậy sau hai ngày đầu tháng, quỹ ngoại đã phát hành 7 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng hơn 62 tỷ đồng và toàn bộ số tiền này được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.  Động thái mua ròng trở lại của quỹ này tiếp diễn từ khoảng cuối tháng 9, trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh mạnh. Theo đó, kể từ 25/9 tới nay quỹ ngoại đã phát hành ròng 20 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng mua ròng gần 180 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất FFR neo ở mức cao và có kế hoạch sẽ giữ mức lãi suất cao này ở 2024, thậm chí Fed có thể tăng lãi suất trong kỳ họp tới, thị trường vẫn tiếp tục ghi nhận về xu hướng vốn rút khỏi Việt Nam và các thị trường mới nổi quay về Mỹ. Và đây là điều mà nhà đầu tư đang quan ngại, được phản ánh qua trạng thái tâm lý ở các phiên giao dịch đầy rung lắc của tuần đầu tháng 10.

Có thể bạn quan tâm

  • Cân bằng bài toán tỷ giá - lãi suất

    Cân bằng bài toán tỷ giá - lãi suất

    11:00, 02/10/2023

  • NHNN hút ròng, tỷ giá chưa giảm áp lực

    NHNN hút ròng, tỷ giá chưa giảm áp lực

    11:00, 29/09/2023

  • Nhìn lại biến động tỷ giá và hành động của Ngân hàng Nhà nước

    Nhìn lại biến động tỷ giá và hành động của Ngân hàng Nhà nước

    05:05, 03/10/2023

  • Động lực nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam “cất cánh”?

    Động lực nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam “cất cánh”?

    05:00, 04/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tỷ giá, chứng khoán và xu hướng của nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO