Bất động sản nghỉ dưỡng giảm giá vẫn khó thanh khoản

VI ANH 09/01/2024 11:00

Có thể thấy, thời gian qua bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong tình trạng “ngủ đông”. Dù nhiều dự án đã giảm nửa giá bán nhưng vẫn khó thanh khoản.

>>5 “xung lực” phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng

Trong báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), 6 tháng đầu năm 2023, chủ đầu tư liên tục hoãn, dời thời gian triển khai bán hàng. Bởi đặc trưng của phân khúc này là giá trị lớn, chủ yếu phục vụ mục đích đầu tư, rất khó thanh khoản trong bối cảnh thị trưởng khó khăn.

Khó thanh khoản

Đến Q3/2023, nguồn cung bất động sản (BĐS) du lịch, nghỉ dưỡng được cải thiện từ các dự án condotel, chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam của các chủ đầu tư uy tín, có mức giá xung quanh 50 triệu đồng/m2. 

Dù nhiều dự án đã giảm nửa giá bán nhưng vẫn khó thanh khoản.

Dù nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã giảm nửa giá bán nhưng vẫn khó thanh khoản.

Sang Q4/2023, có khoảng 913 sản phẩm mới được đưa ra thị trường, tương đương với nguồn cung quý 3, bằng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, loại hình condotel chiếm khoảng 40% nguồn cung BĐS du lịch nghỉ dưỡng và bằng 16% năm 2018. Có thể thấy, tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường BĐS đã thúc đẩy chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, "bơm" nguồn cung vào thị trường.

>>Doanh nghiệp bất động sản chớp thời cơ chuyển mình

Điển hình như dự án condotel tại Phú Quốc có mức giá khoảng 55 triệu đồng/m2, ghi nhận 200 giao dịch trên tổng số 400 căn hộ mở bán trong vòng hơn 1 tháng với khách hàng đa số là nhà đầu tư. So với thời điểm những năm trước đây, lượng giao dịch này là không nhiều nhưng trong bối cảnh thị trường BĐS hiện nay, đặc biệt là khu vực Phú Quốc, việc đạt tỷ lệ hấp thụ trên 50% là vượt kỳ vọng.

Bên cạnh đó, lượng giao dịch thành công của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng trong năm 2023 chỉ bằng 6,5% năm trước đó. VARS cho biết, lượng giao dịch chưa phục hồi như kỳ vọng bởi một số dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng. Trong khi lượng tồn kho chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó.

Về giá bán, dù đã giảm đến 50% trên thị trường thứ cấp, song vẫn khó thanh khoản. Đặc biệt là các sản phẩm biệt thự, shophouse nghỉ dưỡng giá trị cao trên 10 tỷ đồng.

BĐS nghỉ dưỡng được đánh giá là phân khúc phục hồi cuối cùng của thị trường. Ảnh:VA

BĐS nghỉ dưỡng được đánh giá là phân khúc phục hồi cuối cùng của thị trường. Ảnh:VA

Các chuyên gia cũng cho rằng, những yếu tố về pháp lý và lãi suất cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng thanh khoản cũng như thị trường nghỉ dưỡng tiếp tục ảm đạm.

Phục hồi chậm trong năm 2024

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS cho biết, hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn còn gặp nhiều thách thức, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi lực cầu ở một số địa phương. Qua đó, nhiều giải pháp nhằm giữ chân, thu hút khách du lịch đã được áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp kích cầu này vẫn cần thời gian "ngấm", cùng với đó là sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ngành nghề đã phần nào thúc đẩy lực cầu.

Dự báo về BĐS nghỉ dưỡng trong năm 2024, VARS cho biết, phân khúc này có cơ hội cải thiện nhờ tiến trình phục hồi chung của thị trường, cũng như các tín hiệu tích cực từ các yếu tố vĩ mô, nhưng không nhiều, tăng khoảng 20% so với năm 2023. Tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường BĐS sẽ là động lực để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, "bơm" nguồn cung vào thị trường.

Phân khúc căn hộ biển sẽ là điểm nhấn của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền. Nguồn cung sẽ chủ yếu đến từ phân khúc căn hộ du lịch ở các dự án quy mô lớn, dự kiến chiếm ít nhất 60% thị phần.

Các chuyên gia nhận định rằng, BĐS nghỉ dưỡng được xem là phân khúc phục hồi cuối cùng của thị trường. Trong năm 2024, có thể vẫn sẽ là một năm ảm đảm đối với BĐS sản nghỉ dưỡng bởi những vướng mắc vẫn chưa được giải quyết. Trong khi hiện nay sự ưu tiên của thị trường lại dành cho loại hình có nhu cầu ở thực như nhà riêng lẻ, chung cư… các sản phẩm nghỉ dưỡng có thể phải đợi đến năm 2025 để đánh giá điều kiện hồi phục.

Có thể bạn quan tâm

  • Lãi suất cho vay bất động sản chưa hấp dẫn nhà đầu tư

    Lãi suất cho vay bất động sản chưa hấp dẫn nhà đầu tư

    03:00, 09/01/2024

  • Doanh nghiệp bất động sản chớp thời cơ chuyển mình

    Doanh nghiệp bất động sản chớp thời cơ chuyển mình

    05:00, 08/01/2024

  • Bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận: Giá vẫn cao, cung cầu nhiều biến động

    Bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận: Giá vẫn cao, cung cầu nhiều biến động

    17:00, 07/01/2024

  • 6 đề xuất

    6 đề xuất "đặc biệt" cho thị trường bất động sản 2024

    13:00, 07/01/2024

VI ANH