Chuỗi cung ứng toàn cầu sang trang mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/01/2024 02:30

Song trùng với hàng loạt biến động địa chính trị - kinh tế, cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu đã thay đổi về cả tính chất lẫn không gian địa lý.

 Chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái định hình theo hướng tự động hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp và phát triển bền vững.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái định hình theo hướng tự động hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp và phát triển bền vững.

>> Biển Đỏ chìm trong "chảo lửa", chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa

Những dấu hiệu tích cực từ đầu năm 2023 đến nay cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang phục hồi và được tái định hình theo hướng “tự động hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp và phát triển bền vững”.

Đòi hỏi khách quan

Chuỗi cung ứng được hiểu đơn giản là một hệ thống tổ chức hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng.

Theo nghĩa này, hệ thống kinh tế thế giới hiện nay vận hành trên hàng tỷ chuỗi cung ứng ngắn và nhỏ, tạo ra mạng lưới khổng lồ kết nối tất cả với nhau. Không có chuỗi cung ứng nào là độc lập - toàn bộ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau.

Chẳng hạn, chuỗi cung ứng khoáng sản đất hiếm là đầu nguồn của chuỗi cung ứng chip, đến lượt nó quyết định chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất đồ điện tử, thiết bị công nghệ,… Đây là mắt xích dài vô tận và có tính tuần hoàn.

Xét về không gia địa lý, kinh tế toàn cầu hiện nay dựa vào một số chuỗi cung ứng, trong đó nòng cốt là con đường thương mại kết nối Đông và Tây bán cầu, đại diện bởi Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Á với châu Âu, Bắc Mỹ và ngược lại.
Ví dụ, ngành may mặc, giày da mua nguyên vật liệu tại Trung Quốc, sản xuất thành phẩm ở Việt Nam, Pakistan và xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ. Ngược lại, châu Âu và Mỹ cung cấp giải pháp công nghệ, khoa học tổ chức quản lý sản xuất, giá trị thặng dư.

Về bản chất, nội hàm kinh tế ngày nay bắt đầu thay đổi, xu hướng mới xuất hiện đồng thời với lợi thế cạnh tranh mới; than đá, dầu mỏ sẽ bị thay thế bằng năng lượng gió, mặt trời; sản xuất phát thải nhường chỗ cho phong cách ESG.

Các quốc gia trước đây vốn đóng góp ít trong chuỗi kinh tế toàn cầu thì bây giờ trở nên quan trọng hơn, và ngược lại những “công xưởng thế giới” cũ đã phát tiết hết ưu điểm, hoặc đã điều chỉnh chính sách vĩ mô. Đơn cử, 70% tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ châu Á - Thái Bình Dương. Hàng loạt nền kinh tế “tư bản già” đã đạt tới giới hạn phát triển.

>> Doanh nghiệp chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Cuối cùng, động lực thay đổi chuỗi cung ứng xuất phát từ yêu cầu tìm kiếm và khai thác giá trị thặng dư mới từ các doanh nghiệp hàng đầu. Việc khai phá thị trường mới, tài nguyên mới, lơi ích mới và giảm thiểu rủi ro sẽ hình thành nên chuỗi cung ứng mới.

 Khai thác khoáng sản đất hiếm - đầu nguồn của chuỗi cung ứng chip.

Khai thác khoáng sản đất hiếm - đầu nguồn của chuỗi cung ứng chip.

Những vấn đề đặt ra

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bước sang giai đoạn mới, có một số vấn đề đặt ra với các quốc gia trên thế giới.
Thứ nhất, làm thế nào để định vị sức cạnh tranh khi thực hiện chuyển đổi chuỗi cung ứng? Các nền kinh tế như Việt Nam có đầy đủ điều kiện để tiên phong và thu hút đối tác. Ví dụ, trữ lượng đất hiếm hàng đầu thế giới cho phép chúng ta đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp bán dẫn. Bùng nổ dự án năng lượng tái tạo cũng là tín hiệu tốt.

Chiến lược của Việt Nam trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này đang đi đúng hướng, rút kinh nghiệm từ than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, apatit,…; đồng thời không vội vàng khai thác, bán thô, mà chọn lựa đối tác chất lượng để phát huy sức mạnh của nó.

Thứ hai, sử dụng các công nghệ thế hệ mới. Nói cách khác là khả năng nâng cấp công cụ lao động và tư liệu sản xuất, công việc của bản thân từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Công nghiệp bán dẫn, năng lượng tái tạo đòi hỏi đầu tư lớn, nhiều rủi ro. Do vậy, đa dạng hóa đối tác, nâng “chất” đối tác là bắt buộc.

Với nhiệm vụ này, Việt Nam rất thành công sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel, châu Âu. Khung khổ hợp tác với các quốc gia và khu vực này sẽ cung cấp cho Việt Nam giải pháp công nghệ tiên tiến nhất để bồi bổ động lực tăng trưởng.

Thứ ba, đưa môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào động lực tăng trưởng kinh doanh. Đây là yêu cầu cấp bách nhất hiện nay. Khi thực hành ESG tốt, doanh nghiệp sẽ quản lý rủi ro tốt hơn, nâng cao vị thế kinh doanh, giảm chi phí vận hành và quan hệ tốt hơn với các bên liên quan. Các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới quy định rất chặt chẽ về ESG, nếu không đáp ứng điều kiện thì không phát huy được khung khổ hợp tác, bị loại khỏi cuộc chơi.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp và cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu

    Doanh nghiệp và cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu

    11:46, 26/10/2023

  • Con đường nào để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    Con đường nào để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    03:00, 12/10/2023

  • Cơ hội để Việt Nam đón bắt sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

    Cơ hội để Việt Nam đón bắt sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

    03:30, 08/10/2023

  • Ứng phó trong biến động chuỗi cung ứng toàn cầu

    Ứng phó trong biến động chuỗi cung ứng toàn cầu

    03:00, 04/10/2023

  • 5 khuyến nghị với nhà sản xuất khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    5 khuyến nghị với nhà sản xuất khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    04:59, 16/09/2023

  • Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

    Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

    03:30, 27/07/2023

  • Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn “mong manh”

    Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn “mong manh”

    02:30, 28/01/2023

  • Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

    Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

    03:00, 04/12/2022

  • Kết nối doanh nghiệp Việt với chuỗi cung ứng toàn cầu

    Kết nối doanh nghiệp Việt với chuỗi cung ứng toàn cầu

    00:03, 26/09/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ