Gọi vốn cho startup: Bước đệm phát triển kinh doanh
Trường Đại học FPT TPHCM tổ chức buổi seminar với chủ đề “Gọi vốn cho startup” đã thu hút sự quan tâm của gần 1.000 sinh viên.
>>>Việt Nam cần phát triển tài năng khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn
Để gọi vốn thành công, startup cần chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch chi tiết và kĩ càng, thể hiện rõ hướng đi của ý tưởng dự án, thể hiện rõ tiềm năng của một doanh nghiệp khởi nghiệp.
Gọi vốn cũng có thể hiểu đơn giản là bán bớt cổ phần cho nhà đầu tư và đổi lai nhà đầu tư sẽ hỗ trợ một khoản vốn cho startup. Khoản vốn nay có thể là tiền hoặc nguồn hỗ trợ về con người, nguồn lực khác ngoài tiền.
Tuy nhiên sẽ không có nhà đầu tư nào sẵn sàng mạo hiểm bỏ tiền vào một khoản đầu tư không chắc chắn. Họ chỉ sẵn sàng rót vốn cho startup khi và chỉ khi họ thây được khả năng phát triển rõ ràng của doanh nghiệp.
Gọi vốn là hình thức kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp cung cấp vốn cho một dự án, doanh nghiệp để hoạt động và chia sẻ lợi nhuận. Gọi vốn là một quá trình khó khăn và cần phải chuân bị kỹ lưỡng. Chính bởi thế, để tránh mất thời gian, công sức, trước khi tiến hành gọi vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định rõ thời điểm này có nên gọi vốn hay không và gọi vốn khi nào hợp lý.
>>Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo 2023: Dự án Trà gạo trái cây Nhân Bình giành giải nhất
Chia sẻ tại buổi seminar ông Phạm Duy Hiếu - CEO của An Bình Bank nói những thông điệp đầy hào hứng về niềm tin của người làm startup có thể lan tỏa và thay đổi tích cực mọi khía cạnh của cuộc sống, làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Theo ông Hiếu nhận định những câu chuyện thành công và thất bại của chính cá nhân mình để truyền cảm hứng cho sinh viên. Tuy nhiên, niềm tin tích cực chính là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thông điệp của ông Hiếu đã tạo ra sóng cảm hứng mạnh mẽ đối với gần 1.000 sinh viên tham dự, tỷ lệ tham gia này cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt về khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên.
Chủ nhiệm bộ môn phát triển khởi nghiệp đại học FPT, Tiến sĩ Phan Gia Hoàng, đánh giá cao giá trị mà buổi seminar mang lại cho sinh viên. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa sinh viên và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để thành công.
>>Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam: Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam
Theo TS Phan Gia Hoàng, một chuyên gia khởi nghiệp, buổi seminar không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ và kích thích sự sáng tạo trong cộng đồng sinh viên. Sự thành công của sự kiện này không chỉ là niềm vinh dự cho trường Đại học FPT TPHCM mà còn là bước đệm quan trọng trong việc khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ.
Thạc sĩ Đồng Quin, trưởng ban tổ chức buổi seminar nhấn mạnh, không chỉ là một sự kiện đơn lẻ mà còn là "một tác nhân thúc đẩy cho sự dấn thân của giới trẻ". Với 80% sinh viên sau sự kiện đã "tìm kiếm thông tin bổ sung" và "kết nối với hệ sinh thái startup," tạo ra một động lực mạnh mẽ để định hình tương lai của họ trong lĩnh vực startup.
Theo cuộc khảo sát ngay sau sự kiện, 85% sinh viên đánh giá cao sự tương tác và nội dung trình bày của diễn giả. Sinh viên nhận thức rõ về vai trò của niềm tin trong sự phát triển của startup, với 70% sinh viên khẳng định rằng bài diễn thuyết đã thay đổi cách họ nhìn nhận về hành trình khởi nghiệp.
Có thể bạn quan tâm