Shinhan Bank Việt Nam: Dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi
Theo ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh Shinhan Bank Việt Nam, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ từng bước phục hồi dựa trên các yếu tố tăng trưởng cốt lõi.
>>>Ngân hàng Shinhan kỷ niệm 30 năm tại Việt Nam - Hành trình lan tỏa tài chính ấm áp
Sự mở rộng, hội nhập thị trường tài chính quốc tế và nền tảng ổn định, bứt phá của nền kinh tế năng động với thị trường 100 triệu dân, đã hút hàng loạt ngân hàng ngoại đến Việt Nam.
Bước sang 2024, Shinhan Bank Việt Nam cũng đồng thời bước sang năm thứ 31 gắn bó cùng thị trường tài chính Việt. Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh Shinhan Bank Việt Nam đã chia sẻ cùng Doanh Nhân/ Diễn đàn Doanh Nghiệp về sự lạc quan triển vọng của kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam 2024. Sau đây là những đánh giá, dự báo của ông dành cho kinh tế Việt Nam, các yếu tố cần lưu bao gồm chính sách thuế và lãi suất.
Năm 2024, chúng tôi dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ nỗ lực từng bước phục hồi dựa trên các yếu tố tăng trưởng cốt lõi (xuất khẩu, sản xuất, đầu tư công, nhu cầu trong nước). Trong đó, sự cải thiện về nhu cầu bên ngoài tại các thị trường xuất khẩu chính như Bắc Mỹ/Châu Á, mở rộng dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất (Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 46% trong 10 tháng đầu năm 2023, so với cùng kỳ). Việc mở rộng đầu tư công (mục tiêu tỷ lệ thực hiện 95% cho năm 2024) và triển vọng tăng trưởng vững chắc cho tiêu dùng hộ gia đình trong nước dựa trên giá cả ổn định (3.462 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 7% vào năm 2024 so với cùng kỳ). Và khi nhu cầu bên ngoài phục hồi, tình hình tài chính ổn định, đầu tư công tăng tốc và nền kinh tế trong nước vững mạnh sẽ kích thích nền kinh tế và tập trung đạt được tốc độ tăng trưởng mục tiêu.
Tuy nhiên cần lưu ý sẽ có một số yếu tố như Việt Nam sẽ chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 sẽ khiến sức hấp dẫn đầu tư có thể tạm thời giảm đi khi thuế tối thiểu toàn cầu được đưa vào sử dụng, nhưng việc áp dụng thuế tối thiểu cũng là một cơ hội để đảm bảo khả năng cạnh tranh mới.
>>>Samsung Việt Nam và Shinhan Việt Nam triển khai ví kỹ thuật số Samsung Wallet
Bên cạnh đó, tác động tiêu cực trong ngắn hạn, do động lực thu hút đầu tư nước ngoài chính là ưu đãi thuế (thuế suất thực tế sản xuất FDI là 8%) và lo ngại về trốn, tránh thuế.
Chúng tôi nhìn nhận cơ hội trong yếu tố này sẽ giúp Việt Nam có thể đảm bảo ngân sách bổ sung khi áp dụng mức thuế tối thiểu và có thể đảm bảo doanh thu thuế bổ sung từ các công ty trong nước hoạt động ở các quốc gia không áp dụng mức thuế này (tỷ lệ thuế doanh nghiệp là 18-21% trong năm 2020-22).
Trong ngắn hạn, cần chuẩn bị các biện pháp ngăn chặn việc rút vốn FDI. Trung và dài hạn, cần tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất, đồng thời cải thiện môi trường cho các công ty nước ngoài.
Ngoài ra, là các yếu tố như tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu bước vào giai đoạn mới, rủi ro địa chính trị gia tăng cũng sẽ tác động tới Việt Nam. Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Việt Nam nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện theo chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ xây dựng và thúc đẩy hệ sinh thái chip bán dẫn Mỹ-Việt xu hướng giảm vừa phải dự kiến sẽ tiếp tục.
Trong năm 2024, chúng tôi dự báo quan điểm hỗ trợ của NHNN sẽ duy trì nhưng dư địa cắt giảm lãi suất của NHNN hạn chế. Xu hướng giảm của tỷ giá sẽ mất thời gian để xuất hiện, nhưng xét đến triển vọng xuất khẩu và cải thiện tài khoản vãng lai trong năm 2024, khả năng tỷ giá USD/VND tăng mạnh hơn nữa tương đối thấp.
Có thể bạn quan tâm