Kỳ vọng đà tăng trưởng tích cực ở châu Á

CẨM ANH 02/02/2024 03:00

Triển vọng của cả nền kinh tế thế giới và châu Á đang được cải thiện khi đà tăng trưởng có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc và lạm phát tiếp tục giảm.

>> Châu Á kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy Fintech phát triển

Lạm phát hạ nhiệt đang làm sáng tỏ triển vọng kinh tế châu Á

Lạm phát hạ nhiệt đang làm sáng tỏ triển vọng kinh tế châu Á

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay, bằng với tốc độ của năm ngoái và sau đó tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới. Mặc dù những con số này đánh dấu sự cải thiện nhỏ so với dự báo tháng 10 của IMF, nhưng điều này cho thấy mức tăng trưởng toàn cầu tiếp tục ở dưới mức trung bình khoảng 3,8%.

Trong khi đó, lạm phát toàn cầu được dự đoán sẽ giảm từ 6,8% năm ngoái xuống 5,8% trong năm nay và xuống 4,4% vào năm tới. Lạm phát cơ bản cũng đang có xu hướng giảm.

Đối với khu vực châu Á, các chuyên gia ước tính mức tăng trưởng năm 2023 đạt 4,7%, tăng so với mức dự báo 4,6% vào tháng 10.

Những bước tiến ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm phần lớn trong quá trình phục hồi tăng trưởng. Ở Trung Quốc, chi tiêu lớn cho các dự án tái thiết và phục hồi sau đại dịch đã hỗ trợ tăng trưởng. Tại Ấn Độ, nhu cầu nội địa mạnh mẽ đã củng cố các dự đoán tăng trưởng.

Với sự hỗ trợ nhiều hơn từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ, đang củng cố khả năng phục hồi trong khu vực châu Á. Nhu cầu về công nghệ - máy tính, điện tử và các sản phẩm quang học - đang tăng lên, mang lại lợi ích cho các nền kinh tế như Hàn Quốc và Singapore.

"Nhìn chung, châu Á đang trên đà đóng góp 2/3 vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, giống như năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trung bình của châu Á hàm chứa sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia", ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của IMF đánh giá. 

Đối với Nhật Bản, các chuyên gia của IMF nhận định triển vọng kinh tế của Nhật Bản năm 2024 giảm 1% xuống còn 0,9% sau mức tăng trưởng mạnh 1,9% năm 2023. Mặt khác, tăng trưởng ở Ấn Độ dự kiến sẽ vẫn mạnh ở mức 6,5% trong cả năm nay và năm tới. Và dự kiến đến năm 2025, dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á sẽ giảm nhẹ xuống còn 4,3%, phần lớn phản ánh sự suy thoái của Trung Quốc. 

Nhiều ngân hàng trung ương khu vực đang trên đà đạt được mục tiêu lạm phát vào năm 2024. Với điều kiện các nhà hoạch định chính sách giữ vững ổn định chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát trở lại vùng an toàn, khả năng nới lỏng tiền tệ có thể xuất hiện vào cuối năm nay.

>> Vì sao IMF nâng triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024?

Các nhà hoạch định chính sách nên nắm bắt cơ hội củng cố tài khóa

Sự tăng trưởng tại một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ đã mang lại triển vọng tích cực hơn cho châu Á

Tuy nhiên, một lần nữa, bức tranh khắp châu Á không hề đồng nhất. Ở Trung Quốc, lạm phát chỉ ở mức 0,3% vào năm 2023 - chủ yếu là do giá lương thực và năng lượng giảm. Tăng trưởng giá dự kiến sẽ phục hồi dần dần ở quốc gia này trong năm tới. Tại Nhật Bản, lạm phát sẽ chậm lại so với mức 3,2% của năm ngoái nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của quốc gia này cho đến năm 2025.

Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, một số rủi ro khác vẫn còn đe dọa đà tăng trưởng toàn cầu. Sự điều chỉnh lớn hơn và kéo dài hơn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể làm giảm hơn nữa nhu cầu trong nước, đặc biệt nếu đi kèm với căng thẳng về tài chính của chính quyền địa phương và tạo ra những trở ngại cho khu vực.

Mặt khác, sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn mong đợi ở Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu trong nước và tạo ra tác động lan tỏa tích cực.

Cùng với đó, chuyên gia Srinivasan nhận định, điều kiện tài chính thắt chặt hơn ở Mỹ hoặc châu Á có thể gây áp lực lên các ngành và nền kinh tế mắc nợ nhiều. Đáng chú ý, nguy cơ phân mảnh địa chính trị ngày càng gia tăng sẽ gây khó khăn đối với châu Á, do khu vực này hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu. Mối đe dọa về chi phí vận chuyển cao hơn cũng gây rủi ro cho thương mại.

Các nhà hoạch định chính sách châu Á nên tận dụng môi trường thuận lợi hơn để tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế. Giám sát tài chính và giám sát chặt chẽ rủi ro sẽ là chìa khóa để bảo vệ nền kinh tế trước những lỗ hổng tiềm ẩn trong khu vực tài chính.

Có thể bạn quan tâm

  • “Hé lộ” bí mật tăng trưởng kinh tế Nga

    “Hé lộ” bí mật tăng trưởng kinh tế Nga

    03:30, 30/12/2023

  • Châu Á kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy Fintech phát triển

    Châu Á kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy Fintech phát triển

    05:00, 26/01/2024

  • Các doanh nghiệp châu Á

    Các doanh nghiệp châu Á "xoay xở" giữa cạnh tranh Mỹ - Trung

    03:30, 26/01/2024

  • Rủi ro địa chính trị

    Rủi ro địa chính trị "phủ bóng đen" lên châu Á

    03:30, 14/01/2024

  • Châu Á

    Châu Á "loay hoay" tìm cách phi đô la hóa

    04:00, 09/01/2024

CẨM ANH