Kết thúc năm 2023, kinh tế Nga tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung châu Âu, thậm chí vượt xa Đức. Đâu là nguyên nhân?
>>Trung Quốc- "động lực" mới của kinh tế Nga
Sau khi G7 tung thêm gói cấm vận thứ 13 nhằm vào Nga, Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp mở đường cho Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố: “Chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng rằng bất kỳ ai ủng hộ nỗ lực chiến tranh bất hợp pháp của Nga đều có nguy cơ mất quyền truy cập vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ”.
Nga là nền kinh tế đang đối mặt với nhiều lệnh cấm vận nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại, với 17.500 danh mục. Vậy Moscow lấy nguồn lực ở đâu để duy trì nền kinh tế, tạo ra thặng dư đài thọ cho cuộc chiến “đốt tiền” ở Ukraine?
Về tổng thể, nền kinh tế Nga vẫn hoạt động dựa trên tiềm lực nội tại của nó, tức là các giao dịch nội bộ vẫn diễn ra, nhưng trong điều kiện khó khăn hơn trước đây. Ví dụ, ngành công nghiệp thực phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu trong nước đủ nuôi sống 143 triệu dân.
Một số lĩnh vực khác như điện máy, chế tạo máy, viễn thông, ô tô,… suy giảm mạnh do thiếu linh kiện, thiết bị đặc dụng từ bên ngoài. Đặc biệt, hệ thống tài chính đã tìm ra phương án thích nghi tốt hơn sau khi bị ngắt khỏi mạng lưới SWIFT.
Nếu như nền kinh tế Nga rơi vào trạng thái - 2,1% GDP năm 2022 thì đã lấy lại tăng trưởng năm 2023 là 2% nhờ nhu cầu trong nước mạnh hơn dự kiến trước đó. Uỷ ban châu Âu dự báo, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng khoảng 1,6% trong năm 2024, cao hơn bình quân tại EU. Sở dĩ kinh tế Nga vẫn tăng trưởng tích cực do:
Thứ nhất, phương Tây dường như đã thất bại trong việc cấm vận dầu mỏ và khí đốt Nga. Hay nói đúng hơn, lệnh cấm vận này mang tính hình thức. Bởi vì dầu Nga vẫn “chảy” lòng vòng trước khi cập bến các kho chứa tại châu Âu.
Dữ liệu từ hãng phân tích thị trường Kpler cho thấy, châu Âu mua rất nhiều dầu từ Ấn Độ, trên 300.000 thùng/ngày. Rõ ràng, sau khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, New Delhi là khách hàng mua dầu Nga nhiều nhất, đạt mức 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2023.
Nguồn thu của Nga từ dầu có suy giảm, do mất lợi thế cạnh tranh, bán rẻ hơn 20USD/thùng thay vì 10USD như trước đây. Quãng đường vận chuyển sang Ấn Độ là 14.000km, trong khi Iraq và Saudi Arabia gần hơn nhiều. Cái được nhất với châu Âu là họ có nguồn dầu giá rẻ hơn, trong khi đó doanh nghiệp Ấn Độ kiếm được không ít từ cơ hội này.
>>"Giải mã" sức chống chịu của kinh tế Nga
Thứ hai, các báo cáo tình báo kinh tế của Mỹ đã chỉ ra rất nhiều công ty ở UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã phớt lờ lệnh cấm vận, giúp đối tác phía Nga giao dịch với bên ngoài. Khối các nước Trung Á, BRICS,... cũng mở cho Moscow con đường tìm kiếm lối thoát.
Để thông thoáng hơn trong hoạt động xuất khẩu, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu hàng hóa sang các “quốc gia thân thiện”.
Thứ ba, công nghiệp quốc phòng trở thành trụ cột giúp kinh tế Nga tăng trưởng. Chi tiêu sản xuất vũ khí, thiết bị chiến tranh là 78 tỷ USD trong năm 2022, tăng lên 100 tỷ USD năm 2023, và dự kiến 111 tỷ USD năm 2024. Điều này tạo ra hàng vạn việc làm và thu nhập.
Tính toán của hãng tin AFP cho thấy tổng chi tiêu dự kiến cho quốc phòng của Nga cao hơn khoảng ba lần so với chi tiêu cho giáo dục, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng lại trong năm 2024.
Có thể bạn quan tâm