“Điểm tựa tâm hồn” và đẳng cấp đầu tư
Doanh nhân tìm được điểm tựa tâm hồn trong các hoạt động văn hoá thể thao, giúp giảm căng thẳng và làm cho ý tưởng kiến tạo trên thương trường được thăng hoa.
>>>Ngày xuân, kể chuyện mua và chơi tranh nghệ thuật
Trao đổi với DĐDN, Nhà văn. TS nghệ thuật học Lê Ngọc Minh chia sẻ: Sức hút kỳ diệu từ vẻ đẹp của nghệ thuật không chỉ tạo cho doanh nhân những cảm xúc đặc biệt, thú chơi tao nhã mà còn góp phần nâng tầm văn hoá, mở ra cơ hội giao thương và môi trường đầu tư tiềm năng, sang trọng.
- Thưa ông, trong guồng quay của thương trường cạnh tranh khốc liệt, của những chiến lược sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nhân gây bất ngờ với những “tài lẻ” của mình trong một số hoạt động nghệ thuật?
Người ta nói “thương trường là chiến trường”, còn tôi luôn nghĩ rằng, doanh nhân thành đạt là những vị tư lệnh tài năng, bản lĩnh trong “mặt trận” tổng hợp của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ngoài năng khiếu trời cho, bất cứ doanh nhân nào muốn thành danh đều phải lao tâm khổ trí, chẳng khác gì những người nằm gai nếm mật để tìm kiếm lý tưởng sự nghiệp của mình.
Trong những khoảnh khắc ấy, nếu có được tố chất đam mê văn học nghệ thuật, doanh nhân sẽ có điểm tựa tâm hồn kỳ diệu, giúp giảm bớt sự căng thẳng và nhiều khi làm cho ý tưởng kiến tạo trên mọi nẻo thương trường được thăng hoa như một cơ duyên bất ngờ.
- Dấn thân đầy đam mê và nghiêm túc, nhiều doanh nhân đã tìm được cho mình kênh đầu tư tốt, góp phần tạo nên giá trị tốt đẹp hơn cho cộng đồng, cho thế giới nghệ thuật?
Câu hỏi này tự thân đã là một minh định nhân - quả. Cách đây hơn 200 năm, tại Nga, Pavel Tretiacov - một thương nhân trong ngành may mặc bắt đầu sưu tập các tác phẩm hội họa điêu khắc. Năm 1892, ông trao tặng 2.000 bức tranh cho thành phố Moscow để thành lập bảo tàng. Đến nay, tại bảo tàng mang tên Tretiacov đã có 170 ngàn tác phẩm nghệ thuật, đứng thứ hai trong 15 bảo tàng đẹp nhất thế giới, thu hút 1,7 triệu lượt khách/năm và mang về doanh thu 17 tỷ rubles.
Đầu thập niên 90, kinh tế suy thoái, thị trấn Bibao (Tây Ban Nha) đã xây dựng bảo tàng nghệ thuật Guggenheim lấy cảm hứng từ lịch sử văn hóa để phục vụ ngành kinh tế du lịch. Trên diện tích hơn 1.000m2 nhưng với nhiều hiện vật mô phỏng sinh thái bản địa độc đáo, bảo tàng Guggenheim đã nhanh chóng định hình lại không gian văn hóa sinh thái, đưa thị trấn Bibao thành một điểm sáng của trên bản đồ nghệ thuật toàn cầu. Và, Bibao được biết đến như một trung tâm của nghệ thuật thị giác và xúc giác bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế đáng ngưỡng mộ của một thành phố hiện đại đầu thế kỷ XXI.
>>>Doanh nhân Phan Minh Thông mở phòng tranh, lần đầu tổ chức triển lãm
Ở Việt Nam, đã có nhiều doanh nhân xây dựng bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, khu du lịch sinh thái phục vụ nghệ thuật nghe nhìn và kinh doanh du lịch văn hóa, lịch sử sinh thái. Trong đó, có nhiều không gian văn hoá sinh thái sở hữu hàng chục ngàn hiện vật độc đáo như không gian Linh Kỳ Mộc của doanh nhân Nguyễn Xuân Phi ở thành phố Thanh Hóa hàng ngày thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng… Như vậy, với sức hút kỳ diệu của vẻ đẹp nghệ thuật và sinh thái, giới doanh nhân có thiên hướng và tố chất đam mê nghệ thuật hoàn toàn có thể xem đây là một môi trường đầu tư tiềm năng, sang trọng.
- Dưới góc nhìn của một nhà nghệ thuật, ông nghĩ sao về quan điểm cho rằng, những thú chơi, sở thích của doanh nhân có thể góp phần tạo thêm “đất diễn” cho những văn nghệ sỹ?
Thực tế trong vài chục năm trở lại đây, nhiều doanh nhân đã đầu tư xây dựng các bảo tàng, không gian văn hóa - lịch sử - sinh thái vừa thỏa mãn thú chơi, vừa kinh doanh ẩm thực và du lịch trải nghiệm. Không ít các nhà làm phim điện ảnh và truyền hình đã “tận dụng” bối cảnh để thực hiện tác phẩm của mình rất hiệu quả, giảm thời gian, công sức và kinh phí. Cùng với đó “bối cảnh” sau khi lên phim tạo thêm sức hút tham quan của cư dân bản địa và du khách. Tại trại viết kịch bản điện ảnh “Xứ Thanh- Miền địa linh nhân kiệt” được Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức trong tháng 12 vừa qua đã có 5 tác giả khai thác các địa chỉ không gian văn hóa lịch sử sinh thái và bảo tàng do doanh nhân thành lập để làm kịch bản dự trại. Ba trong số đó đã được Hội đồng Nghệ thuật đánh giá loại A.
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra rất nhiều cơ hội lớn. Ông kỳ vọng gì từ những doanh nhân thế hệ mới được kế tiếp truyền thống và sớm tiếp xúc nghệ thuật?
Có thể nói là rất kỳ vọng, bởi môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, bất kỳ doanh nhân nào cũng có thể thỏa chí tìm chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hợp lý. Ở chiều kích khác, khi điều kiện giao lưu quốc tế khơi mở, đời sống cư dân bản địa ngày càng phong phú về tinh thần, thỏa mãn về vật chất thì nhu cầu trải nghiệm nghệ thuật, trải nghiệm sinh thái tự nhiên càng tăng lên. Các nhà đầu tư trẻ luôn sẵn sàng đón cơ hội đó. Nhiều công trình đầu tư khắp nơi là điểm thu hút du lịch, sinh lợi nhanh mà truyền thông luôn chăm chút giới thiệu quảng bá. Tôi rằng, đây là những chấm phá dấu ấn sắc độ trên bức tranh toàn cảnh Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đang rộn ràng triển khai…
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Masterise Homes tổ chức Triển lãm Nội thất và nghệ thuật “European Lifestyle Manifesto”
14:45, 16/10/2023
Khánh thành Nhà hát Hồ Gươm - Công trình văn hoá, nghệ thuật tầm cỡ thế giới
16:00, 09/07/2023
Blackpink và cách làm kinh tế từ nghệ thuật, truyền thông
02:00, 03/07/2023
LIT - BẬT SÁNG: Cảm hứng sáng tạo giao thoa nghệ thuật cùng công nghệ
11:46, 21/05/2023
Nhiều xu hướng sáng tạo nghệ thuật mới được ứng dụng công nghệ sân khấu
21:53, 12/05/2023
Dấu ấn văn hóa Việt từ nghệ thuật hội họa
01:00, 07/04/2023
Đánh thức các giác quan qua nghệ thuật
19:00, 18/11/2022
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh
08:09, 30/11/2022
Đưa nghệ thuật Vũ đạo đến gần hơn với công chúng
07:42, 03/10/2022