Các phân khúc bất động sản diễn biến ra sao trong năm 2024?

ĐAN THANH 09/02/2024 16:51

Thị trường bất động sản đã có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn cho năm 2024.

>>> "Rã đông" nhà ở vừa túi tiền

Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, thị trường BĐS luôn trải qua qua bốn giai đoạn trước khi hình thành một chu kỳ mới. Các giai đoạn có thể được mô tả như phục hồi, tăng trưởng, sốt nóng và suy thoái.

trường BĐS Việt Nam đã vượt qua giai đoạn “bĩ cực” nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực

Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn “bĩ cực” nhất và đang ghi nhận những động thái tích cực. Ảnh: LV

Dường như thị trường BĐS Việt Nam năm qua đã ở giai đoạn suy thoái. Nhưng cũng có thể nói một cách lạc quan rằng thị trường BĐS đã có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn cho năm nay. 

Sự sôi nổi của thị trường BĐS trong năm 2024 sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố: kinh tế vĩ mô, dòng tiền trong xã hội và nguồn cung. Đến thời điểm hiện tại, lãi suất ngân hàng tiết kiệm đã giảm so với đầu năm 2022 và có chiều hướng tiếp tục giảm, từ đó sẽ kéo lãi suất cho vay giảm theo trong năm 2024. Các chủ đầu tư trong giai đoạn cuối năm 2023 cũng đã đưa ra các dự án với chính sách trả chậm khá hấp dẫn. Theo đó, nguồn cung sẽ cải thiện dần trong năm 2024 giúp giảm tình trạng khan hàng dẫn đến giá cao. Các điểm này sẽ cần thời gian để gặp nhau, tạo ra sự hứng khởi trên thị trường BĐS nhà ở.

Năm 2024 được xác định là giai đoạn bản lề để đo sự hấp thụ chính sách của thị trường trong tiến trình phục hồi. 

Theo TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, bước sang năm 2024 thị trường BĐS vẫn phải đối với với những thách thức như: sức cầu yếu; những rủi ro liên quan đến tỷ giá, chứng khoán sẽ chịu nhiều sức ép hơn trước đây; đầu tư công có sự tăng trưởng tốt nhưng chưa thể tạo đột phá; Về nguồn vốn thì doanh nghiệp vẫn sẽ khó khăn do thị trường trái phiếu phục hồi chậm; Cùng với đó là vấn đề liên quan đến pháp lý khi quá trình cải cách chính sách còn chậm so với nhu cầu phát triển thực tế. 

“Năm 2023 các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS phải đối diện với một áp lực lớn đó là đáo hạn trái phiếu, trong bối cảnh nguồn vốn vay bị kiểm soát chặt chẽ, huy động từ nhà đầu tư hết sức hạn chế. Nhưng đến thời điểm cuối năm thì thị trường đã vượt qua những thách thức lớn nhất, bước sang năm 2024 với việc các chính sách hỗ trợ có độ thấm tốt hơn, lãi suất cho vay từ ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh theo chiều hướng giảm, sẽ giúp cho thị trường BĐS diễn biến theo chiều hướng tốt hơn” – TS Cấn Văn Lực cho hay. 

>>>Thách thức với thị trường bất động sản 2024

Nhận định về thị trường BĐS năm 2024, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đã vượt qua giai đoạn “bĩ cực” nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào và đầu ra.

phân khúc này cũng cần nhiều thời gian hơn trong việc hồi phục.

Phân khúc đất nền cần nhiều thời gian hơn trong việc hồi phục. Ảnh: LV

Các chuyên gia đánh giá, phân khúc BĐS công nghiệp sẽ sôi động hơn nhờ gia tăng hoạt động của khu vực FDI và triển khai các dự án hạ tầng trên cả nước. Phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội khả năng cũng sẽ chuyển biến tích cực và ghi nhận nguồn cung mới tăng do các chủ đầu tư nhận thức được việc tự điều hướng cơ cấu sản phẩm để phát triển phù hợp với dòng chảy của thị trường. Tuy nhiên, với phân khúc nhà ở thương mại cao cấp, khả năng sẽ hồi sức chậm hơn do nhu cầu thực chưa thể đột biến. Dự kiến năm 2024 sẽ không có nhiều chủ đầu tư dám phát triển dòng sản phẩm này. 

Với phân khúc đất nền, do quy định mới về siết chặt hoạt động phân lô bán nền tại Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) và thanh khoản xuống thấp suốt năm 2023 nên phân khúc này cũng cần nhiều thời gian hơn trong việc hồi phục. Dự báo khoảng cuối năm 2024, đất nền mới có thể đảo chiều. Các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính chưa nên tham gia phân khúc đất nền ở thời điểm hiện tại cũng như giai đoạn đầu năm 2024. Còn đối với những nhà đầu tư lớn, có dòng tiền khỏe thì thời gian gần đây họ đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội. 

Phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng trong ngắn hạn tiếp tục chững lại và cần có thời gian để hấp thụ hết những nguồn cung đã tung ra thị trường thời điểm trước đây. Nguồn cung hiện hữu khá dồi dào sẽ ảnh hưởng đến lợi suất cho thuê của người mua nên họ cẩn trọng hơn. 

Có thể bạn quan tâm

  • M&A bất động sản: Ưu thế nghiêng về khối ngoại

    M&A bất động sản: Ưu thế nghiêng về khối ngoại

    06:00, 09/02/2024

  • Bất động sản 2024: Động lực từ đầu tư công

    Bất động sản 2024: Động lực từ đầu tư công

    05:00, 09/02/2024

  • Chính sách mới thúc đẩy chuyển động thị trường bất động sản

    Chính sách mới thúc đẩy chuyển động thị trường bất động sản

    04:00, 09/02/2024

  • Triển vọng tín dụng ngành bất động sản và xây dựng, vật liệu xây dựng năm 2024

    Triển vọng tín dụng ngành bất động sản và xây dựng, vật liệu xây dựng năm 2024

    11:50, 08/02/2024

  • Nhà ở xã hội -

    Nhà ở xã hội - "đòn bẩy" cho thị trường bất động sản

    06:00, 08/02/2024

ĐAN THANH