Câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai Mai Đức Anh và khối tài sản tiền tỷ
Chàng trai trẻ Mai Đức Anh sinh năm 1989, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư đã làm lên kỳ tích nhờ khởi nghiệp từ nghị lực phi thường và trở thành chủ cơ sở sản xuất doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
>>>Khởi nghiệp từ những mảnh vườn
Từ hai bàn tay trắng
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, không có kinh nghiệm, kiến thức ít ỏi nhưng nhờ đam mê và nghị lực phi thường, chàng trai trẻ Mai Đức Anh, sinh năm 1989, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình đã làm lên kỳ tích, trở thành ông chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Mai Đức Anh cho biết: 500 cây phật thủ trồng thí điểm trên diện tích 2ha của anh Mai Đức Anh, thôn Tường An, xã Tân Hòa (Vũ Thư) năm nay ra lứa quả đầu tiên, được bán trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Anh Đức Anh cho biết: Phật thủ được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ. Vì quan niệm đó, nhiều người mua loại quả này về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành. Trong 1 lần đến thăm nhà đồng đội cũ ở Hoài Đức (Hà Nội), tôi nghĩ sao không đưa giống cây này về trồng trên quê mình.
Gia đình có 3 sào ruộng nhưng chất đất chua, cấy lúa không hiệu quả cho nên tôi tích tụ dần. Sau 3 năm, đến tháng 8/2022, tôi có khu vườn với tổng diện tích lên tới 5ha. Theo anh Đức Anh, mỗi quả trên cây lại có giá khác nhau, từ vài chục, vài trăm nghìn đồng, nếu quả đẹp sẽ có giá cả triệu đồng. Quả không đạt vẫn có thể bán theo cân để chế biến làm thuốc hoặc mứt.
Để vườn phật thủ phát triển tốt, anh Đức Anh còn tự mày mò công nghệ tưới tự động để tiết giảm chi phí. Sau năm đầu tiên, anh đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng phật thủ, dự kiến lên tới khoảng 3.000 gốc, trở thành vườn phật thủ lớn nhất miền Bắc.
Anh Mai Đức Anh đã chia sẻ: Được bà con trong thôn ủng hộ, tạo điều kiện, tôi vừa tích tụ thành công 4ha đất cấy lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây phật thủ. Đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao, trong tỉnh ta chưa có người trồng, tôi mạnh dạn tiên phong đưa loại cây này về đồng đất quê hương. Đây là loại cây mang ý nghĩa tâm linh, tiêu thụ rất thuận lợi, hy vọng sẽ là mô hình hiệu quả để bà con tiếp bước. Hiện nay tôi đang triển khai quy hoạch, cải tạo đất, lên luống và dự định sẽ trồng trong tháng 9 tới.
Tạo lập khối tài sản tiền tỷ
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 2011, Đức Anh làm công nhân với mức thu nhập trung bình thấp. Nhận ra đây không phải là “sân chơi” của mình vì không hợp với tính cách năng động của bản thân, anh quyết định xin nghỉ để làm nhân viên tiếp thị các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Tuy bắt đầu từ con số không nhưng nhờ chịu khó tìm hiểu, năng động, khéo léo tiếp cận thị trường, doanh số bán hàng của Đức Anh nhanh chóng tăng cao, thu nhập gấp 4 - 5 lần so với lương công nhân thời điểm đó. Giữa thời điểm bán hàng đỉnh cao, anh quyết định dừng làm nhân viên tiếp thị để về quê buôn sản phẩm bánh gai.
Lý giải điều này, Đức Anh chia sẻ, thu nhập từ tiếp thị hàng tiêu dùng dù cao nhưng anh không có cơ hội phát triển, hơn nữa anh cũng muốn quảng bá thương hiệu bánh gai Tân Hòa đến nhiều người tiêu dùng hơn. Lăn lộn tìm mối hàng trong và ngoài tỉnh, Đức Anh được đền đáp bằng thành quả xứng đáng là khả năng tiêu thụ bình quân hơn 1.000 chiếc bánh gai mỗi ngày, thu lãi hơn 30 triệu đồng/tháng.
Đây là thu nhập lớn ở nông thôn vào thời điểm gần 10 năm trước. Tuy nhiên, cũng có không ít lần do thời tiết, điều kiện khách quan, bánh gai không kịp tiêu thụ bị hỏng, gây thiệt hại kinh tế lớn. Trăn trở, tính toán kỹ, Đức Anh lại quyết định dừng bán bánh gai, chuyển sang bán các sản phẩm điện, nước, hàng tiêu dùng thiết yếu như nước giặt, dầu gội đầu, sản phẩm gia dụng phục vụ nhu cầu người dân nông thôn.
Anh kết hợp cùng một người bạn thành lập nhà phân phối Tâm Anh, đầu tư mua xe tải phục vụ vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng, đại lý trong tỉnh, đặc biệt ưu tiên phục vụ nhân dân các xã xa trung tâm ở Thái Thụy, Tiền Hải... Từ thị trường nhỏ trong tỉnh, Đức Anh dần mở rộng thị trường ở hàng chục tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đặc biệt, cơ duyên đến với Đức Anh khi anh liên kết với doanh nghiệp sản xuất được 2 dòng sản phẩm là bóng đèn led và vợt bắt muỗi mang thương hiệu, bản quyền của riêng mình. 2 sản phẩm được thị trường rất ưa chuộng, tạo thêm doanh thu 15 - 17 tỷ đồng/năm, góp phần đưa tổng doanh thu của nhà phân phối Tâm Anh do Đức Anh làm chủ hiện đạt 25 - 30 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 3 - 4 tỷ đồng/năm.
Không chỉ làm giàu chính đáng cho gia đình, Đức Anh còn là người dẫn đường tận tâm, giúp đỡ hơn 10 nam thanh niên của thôn Tường An, xã Tân Hòa khởi nghiệp với hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đến nay, những thanh niên này đều có việc làm, thu nhập ổn định từ 30 - 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Đức Anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng.
Chị Đoàn Thị Yến, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Hòa (Vũ Thư) cho biết: Tạo dựng cơ ngơi này từ hai bàn tay trắng, lại tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, Đức Anh để lại sự cảm phục và ấn tượng đẹp về hình ảnh lớp thanh niên trẻ năng động hiện nay. Từ một công nhân vượt khó vươn lên khởi nghiệp thành công, tạo lập được khối tài sản tiền tỷ, Mai Đức Anh để lại sự cảm phục và ấn tượng đẹp về hình ảnh lớp thanh niên trẻ năng động hiện nay.
Có thể bạn quan tâm