Thịt thực vật: Lĩnh vực mới đầy tiềm năng ở châu Á
Nhiều doanh nghiệp ở châu Á đang tăng cường sản xuất thịt thực vật để giảm bớt tác động đến môi trường.
>> Doanh nghiệp "bắt tay" sản xuất... thịt thực vật
Theo nghiên cứu mới do Good Growth Company thực hiện, phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á, một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, cho biết họ có ý định tiếp tục ăn thịt động vật. Trong khi đó, gần 1/4 số lượng người được khảo sát muốn tăng lượng tiêu thụ trong năm tới chứ không muốn giảm.
Điều này đã cho thấy tiềm năng trong một số lĩnh vực “trung gian”, trong đó việc sản xuất các loại protein thay thế thân thiện với môi trường như thịt có nguồn gốc thực vật không chỉ khả thi mà còn có thể củng cố nền kinh tế khu vực.
Trong tất cả sáu thị trường được đề cập trong nghiên cứu Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines, những người tiêu dùng bày tỏ sự hào hứng nhất đối với thịt có nguồn gốc thực vật là những người ăn thịt thường xuyên nhất. Đây cũng là nhóm người có khả năng tiêu thụ nhiều hơn.
Trong khi đó, những người hiện không thường xuyên tiêu thụ thịt động vật tỏ ra hoài nghi hơn về việc tiêu thụ thịt có nguồn gốc thực vật. Điều này là do hoạt động tiếp thị thịt làm từ thực vật thường tập trung nhiều vào ý tưởng thay thế, chẳng hạn như muốn một giải pháp thay thế lành mạnh hơn, hãy bỏ thịt và thay thế bằng gà chay...
Nhưng dữ liệu khảo sát cho thấy rằng việc chỉ đóng khung thịt làm từ thực vật như một sản phẩm thay thế có nguy cơ bỏ qua rất nhiều người mua tiềm năng. Nhiều người tiêu dùng cho rằng điều họ thực sự mong muốn là sự đa dạng về protein chứ không phải nguồn thịt thực vật thay thế.
Bên cạnh đó, phân tích dữ liệu cũng cho thấy người tiêu dùng châu Á nhìn chung đánh giá rằng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thịt từ thực vật mang lại rất nhiều lợi ích tiềm năng. Khi được yêu cầu mô tả ấn tượng của họ về loại thịt có nguồn gốc thực vật, câu trả lời khảo sát hàng đầu là “tốt cho sức khỏe”, “dễ tiêu hóa” và “có vị ngon”.
Vậy điều gì đang cản trở người mua thịt làm từ thực vật vào giỏ hàng của họ? Cho đến nay, yếu tố quan trọng nhất là chi phi. Gần một nửa trong số gần 6.000 người tham gia khảo sát trong nghiên cứu nói rằng nếu thịt có nguồn gốc thực vật “có giá cả phải chăng hơn” thì họ sẽ ăn nhiều hơn.
Trong số các phân khúc người tiêu dùng bày tỏ sự quan tâm cao đến việc ăn thịt có nguồn gốc thực vật, có tới 3/4 cho biết họ sẽ mua nó với mức giá ngang bằng với thịt thông thường. Nhưng nếu thịt làm từ thực vật có thể đạt được mức giá thấp hơn 20% so với thịt thông thường thì hơn 80% tổng số người tiêu dùng sẽ mua, trong đó có khoảng một nửa số người sẽ từ chối không mua.
Nghiên cứu gần đây của Viện Thực phẩm Tốt APAC đã chỉ ra rằng giá trung bình của sản phẩm thịt làm từ thực vật hiện cao hơn 35% so với giá thông thường. Ngược lại, nếu thịt làm từ thực vật có giá cao hơn 20% so với thịt thông thường, thì sự quan tâm của mọi người sẽ giảm đi rất nhiều, ngoại trừ những người tiêu dùng nhiệt tình nhất.
Theo Ryan Huling, cựu chuyên gia quốc tế về dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm bền vững thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, vì hầu hết người tiêu dùng Đông Nam Á coi thịt có nguồn gốc thực vật là cơ hội để đa dạng hóa mức tiêu thụ protein thay vì thay thế trực tiếp cho thịt thông thường, nên họ quan tâm đến sản phẩm được gọi là “thịt trộn” - trộn thịt thực vật vào thịt thông thường. 93% người tiêu dùng được khảo sát bày tỏ sự quan tâm đến việc thử thịt trộn, trong đó có hơn 3/4 số người hoài nghi về việc thử thịt hoàn toàn làm từ thực vật.
>> Kỳ vọng đà tăng trưởng tích cực ở châu Á
Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù người tiêu dùng còn do dự về việc chuyển đổi hoàn toàn từ thịt động vật thông thường sang thịt thực vật, nhưng vẫn có nhiều tiềm năng để được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn bằng cách coi thịt có nguồn gốc thực vật như một chất bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn hiện tại, hoặc quảng cáo loại thịt này là một sản phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng nên đưa vào các bữa ăn.
Điều đó có thể thúc đẩy các nhà sản xuất thịt làm từ thực vật có thể tăng quy mô năng lực sản xuất, mở rộng thị trường và giảm giá thực phẩm làm từ thực vật trên diện rộng.
Ông Huiling cho biết, thịt làm từ thực vật mang lại nhiều lợi ích khi đem đến nhiều hương vị thịt quen thuộc mà người tiêu dùng thường sử dụng, và góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường so với sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, dữ liệu cho thấy người tiêu dùng chưa sẵn sàng thay thế các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và loại thịt thông thường mà họ biết và yêu thích.
"Bằng cách giải quyết các rào cản về chi phí, thịt từ thực vật không chỉ là sản phẩm thay thế mà còn là nguyên liệu có giá trị cao có thể đưa vào nguồn cung thịt thông thường, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của châu Á mà không làm tổn hại đến môi trường", chuyên gia này nhận định.
Theo giới chuyên gia, hiện 70% nguồn nguyên liệu làm thịt thực vật là từ đậu nành. Tuy nhiên thế giới đang ghi nhận xu hướng sử dụng các nguyên liệu mới, trong đó có mít. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam có nhiều vùng trồng mít có quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu hoãn sáng kiến nguồn nước, tác động thế nào tới nhập khẩu?
04:00, 20/02/2024
Những xu hướng mới của thị trường bất động sản châu Á
14:00, 12/02/2024
Nông nghiệp châu Âu "vật lộn" với nhiều khó khăn
03:00, 05/02/2024
Các doanh nghiệp châu Á "xoay xở" giữa cạnh tranh Mỹ - Trung
03:30, 26/01/2024
Rủi ro địa chính trị "phủ bóng đen" lên châu Á
03:30, 14/01/2024
Châu Á "loay hoay" tìm cách phi đô la hóa
04:00, 09/01/2024