Nam bán cầu tìm cách vươn lên trong cuộc đua xe điện

CẨM ANH 26/02/2024 02:00

Các quốc gia giàu tài nguyên thuộc khu vực Nam bán cầu đang nỗ lực vươn lên trong cuộc đua xe điện.

>> Xe điện Trung Quốc gặp "cơn gió ngược"

Các nước đang nỗ lực mở rộng nguồn cung nguyên liệu để sản xuất pin xe điện

Các nước đang nỗ lực mở rộng nguồn cung nguyên liệu để sản xuất pin xe điện

Khi các quốc gia ở Bắc bán cầu như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản chạy đua trong lĩnh vực xe điện bằng cách cung cấp trợ cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, thì các quốc gia ở Nam bán cầu giàu cũng đang bám rất sát.

Bolivia, một trong những quốc gia ở Nam bán cầu giàu khoáng sản, đã đồng ý để Trung Quốc giúp đỡ, khi một nhà máy sản xuất lithium phức hợp được hoàn thành vào tháng 12/2023.

Một tập đoàn Trung Quốc do gã khổng lồ pin CATL dẫn đầu sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Bolivia khi nước này theo đuổi mục tiêu sản xuất tới 50.000 tấn lithium mỗi năm.

Do thiếu công nghệ khai thác phù hợp, chính phủ Bolivia bắt đầu cố gắng phát triển trữ lượng lithium với sự hợp tác của các công ty Hoa Kỳ vào những năm 1980 và các công ty Đức vào năm 2018. Tuy nhiên, những nỗ lực này đều thất bại trước sự phản đối của người dân địa phương và các nhóm lao động.

Để tránh lặp lại những sai lầm dẫn đến những thất bại đó, tập đoàn do CATL đứng đầu đã đồng ý chỉ xử lý việc sản xuất lithium và để các công ty nhà nước Bolivia tham gia vào hoạt động vận hành nhà máy và bán sản phẩm.

Tuy nhiên, những cơn gió ngược đã xuất hiện khi xuất hiện những lo ngại về sự tham gia của vốn nước ngoài vào các dự án khai thác lithium, thì một cơ quan cố vấn tại Bolivia lại cảnh báo về khả năng đẩy nhanh hạn hán trong khu vực.

Bolivia không phải là quốc gia Nam bán cầu giàu khoáng sản duy nhất đang vật lộn để tận dụng nguồn tài nguyên của mình và thúc đẩy sự bùng nổ xe điện. Tại New Caledonia, một mỏ niken do Tesla ký hợp đồng đang gặp khó khăn.

Mỏ Goro được phát triển bất chấp sự phản đối của địa phương cũng như nạn phá rừng và các mối lo ngại khác về hệ sinh thái. Bên cạnh đó, khu mở này đã phải gặp một loạt sự cố. Năm 2009, axit dùng để lọc dầu bị rò rỉ trong quá trình vận hành thử nghiệm. Bốn sự cố nữa xảy ra sau đó, làm ô nhiễm một dòng sông và giết chết nhiều loài cá.

Theo ông Hiroyuki Katayama, Giám đốc văn phòng Sydney của Tổ chức An ninh Kim loại và Năng lượng Nhật Bản: “Rủi ro môi trường của mỏ Goro vốn rất cao"; đồng thời ông cũng cho biết thêm rằng hàm lượng niken trong quặng thấp đến mức cần có nhiệt độ và áp suất cao để làm tan chảy nó.

>> Đức "nghiện” pin xe điện Trung Quốc

Indonesia đã có chính sách đảm bảo Là quốc gia có sản lượng niken lớn nhất thế giới

Indonesia đã có chính sách đảm bảo cho việc khai thác niken được hiệu quả 

Vào năm 2021, Tesla đã ký một thỏa thuận kéo dài nhiều năm với Prony Resources, công ty nắm giữ cổ phần trong mỏ, để mua khoảng 42.000 tấn niken. Prony đã đăng trên trang web của mình rằng, Tesla đã cam kết sẽ đảm bảo ưu tiên phát triển bền vững, vốn là trọng tâm trong sứ mệnh của công ty.

Có thể thấy những trường hợp của các quốc gia Nam Mỹ đang cho thấy tình cảnh chung của các nước đang phát triển bị tách biệt khỏi chuỗi cung ứng quốc tế về thành phần pin xe điện quan trọng. Do thiếu công nghệ hiện đại cùng các biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp, các mỏ nguyên liệu tại các nước giàu tài nguyên đang trở thành "miếng bánh" hấp dẫn cho các nước phát triển khác.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh số bán xe điện toàn cầu sẽ đạt 31 triệu chiếc vào năm 2030, gấp hơn 4 lần so với năm 2022. Viện nghiên cứu Yano của Nhật Bản dự kiến quy mô thị trường toàn cầu của pin lithium-ion dành cho xe điện sẽ mở rộng gấp 3,6 lần kể từ năm 2022 đến năm 2035.

Ông cho biết, các nước miền Nam toàn cầu đang dần vươn lên trong chuỗi giá trị, đặc biệt là trong các ngành mang lại giá trị cao như xe điện, sản xuất chip... Họ đang tìm kiếm các ưu thế của quốc gia và cố gắng phát triển chúng để nâng cao vị thế trên toàn cầu.

Cụ thể, chuyên gia này chỉ ra, Indonesia, nước sản xuất và dự trữ niken lớn nhất thế giới, vào tháng 1/2020 đã cấm xuất khẩu quặng niken chưa qua chế biến. Tổng thống Joko Widodo nói trong bài phát biểu vào tháng 8/2022 rằng: “Công nghiệp hóa phải được thực hiện ở quê hương chúng ta để tối đa hóa giá trị gia tăng vì lợi ích quốc gia”. Kể từ lệnh cấm năm 2020, xuất khẩu nguyên liệu thô của Indonesia đã nhường chỗ cho các lô hàng sản phẩm đã qua chế biến. 

Tại Vùng Clarion-Clipperton, nơi có các nốt sần chứa niken và coban nằm rải rác, Nauru, một quốc đảo nhỏ gần Australia cũng đang tuyên bố quyền sở hữu tài nguyên. Tương tự, nhiều quốc gia tại châu Phi đang nỗ lực yêu cầu các công ty nước ngoài chuyển nhượng cổ phần cho các công ty địa phương khi khai thác các nguồn tài nguyên quan trọng cho việc sản xuất pin xe điện như coban, niken..

Cuộc cách mạng xanh, động lực hướng tới một xã hội không có carbon, không chỉ dành riêng cho các nước phát triển, và  Nam bán cầu hiện đã sẵn sàng nắm quyền. Cuộc giằng co giữa hai bên, những người sử dụng tài nguyên và người sở hữu tài nguyên, có thể sẽ ngày càng gay gắt.

Có thể bạn quan tâm

  • Phương Tây sẽ

    Phương Tây sẽ "ra tay" với pin xe điện Trung Quốc?

    04:00, 01/11/2023

  • Đức

    Đức "nghiện” pin xe điện Trung Quốc

    04:00, 20/09/2023

  • “Gót Achilles” của pin xe điện

    “Gót Achilles” của pin xe điện

    03:00, 18/06/2023

  • Xe điện phát triển mạnh mẽ - tiền đề tích cực cho công cuộc “loại bỏ” xe máy tại nội đô

    Xe điện phát triển mạnh mẽ - tiền đề tích cực cho công cuộc “loại bỏ” xe máy tại nội đô

    09:06, 21/02/2024

  • Xe điện Trung Quốc đối mặt rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ

    Xe điện Trung Quốc đối mặt rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ

    04:00, 17/02/2024

CẨM ANH