Chấp nhận rủi ro đơn hàng hay chọn hiểu đối tác trước khi ra “biển lớn”?

AN DƯ 28/02/2024 11:30

Trong thế giới biến động, hoạt động giao thương quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những lựa chọn phù hợp...

>>>Chỉ khoảng 1% giao dịch thương mại của Việt Nam dùng bảo hiểm tín dụng

Thế giới biến đổi, kinh doanh tiềm ẩn rủi ro

Năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng do các thị trường nhập khẩu co hẹp nhu cầu và chỉ có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ vào quý cuối năm. Một trong những biến động của 2023, được các chuyên gia lưu ý cần được theo dõi trong năm 2024, là bên cạnh cầu tiêu dùng của các thị trường (gắn với kinh tế hạ cánh mềm hay suy thoái), còn có cuộc chiến Hamas - Israel và căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ. Điều này đặc biệt dẫn đến những rủi ro không nhỏ cho các doanh nghiệp khi giá cước vận tải có nguy cơ leo thang. Bên cạnh đó, nhiều đơn hàng bị chậm trễ sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khi làm việc với đối tác.

Trong doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của đối tác và kiểm chứng mức độ uy tín của đối tác trước khi ký kết hợp đồng để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện.

Trong giao thương quốc tế doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của đối tác và kiểm chứng mức độ uy tín của đối tác trước khi ký kết hợp đồng; việc đầu tư vào tư vấn tài chính và pháp lý vì vậy rất quan trọng. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Rủi ro của các doanh nghiệp còn có thể đến từ thay đổi chính sách của các nền kinh tế hay nội tại của các đối tác làm ăn. Giữa năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã đưa ra cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt đang có hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Pakistan, đặc biệt lưu ý trong thanh toán khi nước này khan hiếm ngoại tệ. Cùng với đó, là quy định về hàng tồn đọng, chậm thanh toán sẽ bị đưa vào danh sách tịch thu bán đấu giá của Hải quan Pakistan…

Trong khi đó, môi trường kinh doanh lãi suất cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp tại Mỹ gặp khó, điển hình như vụ Noble House Home Furniture LLC đệ đơn xin phá sản, qua đó gây ảnh hưởng đến một loạt doanh nghiệp Việt như Phú Tài, Cẩm Hà năm qua. Còn nhớ năm 2020, May Sông Hồng cũng gặp khó khi đối tác lớn là RTW Retailwinds của Mỹ đệ đơn phá sản. Tương tự, là Dệt may Thành Công (TCM) thiệt hại lớn khi nhà bán lẻ của Mỹ Sears Holdings đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào 2018…

>>>Vụ xuất khẩu điều sang Algeria: Doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng 5 container điều

>>>Bảo hiểm tín dụng thương mại giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu

Qua hàng loạt vụ việc doanh nghiệp bị ảnh hưởng, chịu thiệt khi giao dịch với các đối tác quốc tế mà không tìm hiểu kỹ càng và không có “lá chắn” phòng bị rủi ro, có thể nói giữa giao thương rộng mở, thì rủi ro và những biến đổi khó lường cũng đang tiềm ẩn đa dạng hơn.

Chia sẻ cùng báo chí trong một trò chuyện, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của đối tác và kiểm chứng mức độ uy tín của đối tác trước khi ký kết hợp đồng để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện.

Làm thế nào để “hiểu đối tác”, tự tin giao dịch quốc tế?

Tuy nhiên, việc tìm hiểu các đối tác ở những thị trường rộng lớn, bên ngoài quốc gia, lãnh thổ, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nhóm vừa và nhỏ chiếm hơn 96% số lượng ở Việt Nam, là không dễ dàng. Ở chiều ngược lại, việc tiếp cận được đối tác quốc tế, có bảo chứng để họ tin tưởng và gia tăng đơn hàng từ giá trị đến số lượng… cũng không dễ.

Một đại diện Hiệp hội Nhựa TP. Hồ Chí Minh cho biết, thực tế cho thấy, chỉ cần một đối tác không trả được nợ, sẽ dẫn đến doanh thu cả năm mất trắng hoặc thua lỗ. Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư vào tư vấn tài chính và pháp lý để hiểu đối tác của mình, có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Nói cách khác là doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cạnh tranh khác với trước đây chỉ chú ý về giá và làm sao để có đơn hàng. 

Bà

Bà Vũ Thị Đức Hạnh - Giám đốc quốc gia của Atradius Việt Nam - cho biết, bảo hiểm tín dụng thương mại (TCI) của Atradius giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ đối tác và đưa ra quyết định sáng suốt trong kinh doanh

Ông Hoàng Minh Anh Tú, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Ứng dựng Công nghệ kỹ thuật Nhựa Âu Lạc “bật mí” kinh nghiệm ông học hỏi được ở các doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, là họ sử dụng bảo hiểm tín dụng thương mại (TCI) rất phổ biến. Đây là “vũ khí” lợi hại để họ rất tự tin trong giao dịch thương mại, sẵn sàng chấp nhận mọi phương thức thanh toán. Áp dụng kinh nghiệm này, ông Tú cũng đã giúp cho Âu Lạc mạnh dạn đàm phán các đơn hàng và “vượt khó” trong 2023. 

“Bài học từ những vụ lao đao của các doanh nghiệp trong quá trình đi “đòi nợ” quốc tế, không những đòi thanh toán khó, đòi lại hàng đã xuất đến cảng cũng khó…, hay những tấm gương doanh nghiệp đi trước bị ảnh hưởng do không nắm rõ sức khỏe tài chính đối tác trong thực tế, đã thúc đẩy chúng tôi lên kế hoạch tìm hiểu nhiều hơn về những đơn vị có cung cấp dịch vụ TCI. Ưu tiên của chúng tôi là chọn những đối tác có uy tín, tầm nhìn, có mạng lưới toàn cầu để từ “dữ liệu lớn” của họ, chúng tôi có những sàng lọc tệp khách hàng có thể tin cậy làm ăn, ký kết hợp tác và mạnh dạn đẩy các phương thức thanh toán nhanh, hiệu quả cho đôi bên. Đó phải là một đối tác có uy tín, sở hữu thị phần toàn cầu đáng kể và dữ liệu tài chính sâu rộng cho nhiều công ty. Atradius hoạt động tại Việt Nam từ năm 2011 là đối tác tin cậy của chúng tôi”, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu lớn, chia sẻ. 

Cũng theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, nhiều nhà kinh doanh khá e ngại về chi phí tăng thêm khi sử dụng bảo hiểm tín dụng. Tuy nhiên theo ước tính của ông, chẳng hạn doanh thu yêu cầu bảo hiểm là 20.000.000 (USD), phí TCI trong khoảng 0,18%, thì tương đương mức phí phải trả chỉ khoảng 36.000 USD. 

“Thực ra cái lợi lại rất lớn bởi bỏ ra chi phí này, nhưng doanh nghiệp lại gần như hoàn toàn tiết kiệm được những chi phí khác cho thẩm định đối tác, chưa kể bảo hiểm rủi ro có thể xảy ra có thể giúp doanh nghiệp tránh mối nguy “xóa sổ” cơ nghiệp. Nó bao gồm cả chi phí thực lẫn chi phí cơ hội, là yếu tố quan trọng trong làm ăn đòi hỏi cao độ về sự nhanh nhạy và thích ứng như hiện nay”. 

Được nhắc đến trong câu chuyện của doanh nghiệp, bà Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc quốc gia của Atradius Việt Nam nhìn nhận, bảo hiểm tín dụng thương mại (TCI) của Atradius giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ đối tác và đưa ra quyết định sáng suốt. “Thay vì doanh nghiệp xuất khẩu đi tìm hiểu đối tác khó có thể có được thông tin đầy đủ và chính xác, với mạng lưới toàn cầu, chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp thẩm định tốt hơn. Dĩ nhiên không phải với đối tác, doanh nghiệp nào chúng tôi cũng đồng ý bảo hiểm. Với khách hàng, người mua mà tín nhiệm không tốt như kỳ vọng, chúng tôi sẽ giảm tỷ lệ bảo hiểm và có khuyến nghị cụ thể”, bà Hạnh nói. Đồng thời Giám đốc Atradius Việt Nam cũng khẳng định, theo xu thế chung, bà tin rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến TCI. “Ông bà ta đã dạy là “biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng. Ra thương trường kinh doanh mà hiểu đối tác, có bảo hiểm tín dụng, thì doanh nghiệp sẽ càng mạnh dạn bắt tay giao thương”.

Với hơn 90 năm kinh nghiệm và được xếp hạng cao bởi A.M. Best, Moody's (Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor), Atradius là tập đoàn cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh và cam kết thanh toán, dịch vụ thông tin hàng đầu trên toàn thế giới. Với sự hiện diện chiến lược tại hơn 50 quốc gia và khả năng tiếp cận thông tin tín dụng của hơn 260 triệu công ty trên toàn cầu, Atradius tự hào về sự hiểu biết toàn diện chuỗi cung ứng trên nhiều lĩnh vực và quốc gia, cũng như điều kiện của từng thị trường riêng lẻ, từ đó tạo thành thông tin phân tích kinh doanh đáng tin cậy và hiểu biết chuyên sâu thị trường bản địa.

Tại Việt Nam, Atradius làm việc với đối tác là Công ty TNHH Bảo Hiểm Tokio Marine Việt Nam (TMIV) và Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt (BV), họ sẽ cung cấp hợp đồng bảo hiểm tín dụng thương mại theo các tiêu chuẩn và quy trình thẩm định rủi ro bảo hiểm của Atradius; từ đó đảm bảo phạm vi bảo hiểm và tư vấn nghiệp vụ tốt nhất, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Rà soát việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

    Rà soát việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

    17:28, 22/02/2024

  • Tăng trưởng tín dụng âm trong tháng 1/2024: Khi cầu vay vẫn khó

    Tăng trưởng tín dụng âm trong tháng 1/2024: Khi cầu vay vẫn khó

    05:00, 24/02/2024

  • Kích cầu tiêu dùng – Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

    Kích cầu tiêu dùng – Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

    05:00, 22/02/2024

  • Tăng trưởng tín dụng giảm, NHNN tăng gấp đôi gói vay 15.000 tỷ đồng

    Tăng trưởng tín dụng giảm, NHNN tăng gấp đôi gói vay 15.000 tỷ đồng

    13:09, 20/02/2024

  • 3 hành động để thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp

    3 hành động để thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp

    13:38, 21/02/2024

  • Gỡ “nút thắt” chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Gỡ “nút thắt” chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    04:30, 20/02/2024






AN DƯ