Chính sách đặc thù cho khởi nghiệp TP HCM

THANH HƯƠNG 30/03/2024 06:36

TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ và kỳ vọng rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp với hy vọng tạo sự đột phá cho môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.

Những chính sách đặc thù cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ và kỳ vọng rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp với hy vọng tạo sự đột phá cho môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.

Đổi mới sáng tạo bước đệm vững chắc phát triển kinh tế tại địa phương

Đổi mới sáng tạo bước đệm vững chắc phát triển kinh tế tại địa phương

Theo Báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu (GSER 2023) của Startup Genome công bố, TP.HCM đứng trong nhóm 81-90 thuộc Top 100 thị trường startup mới nổi của toàn cầu. Đây cũng là động lực để thành phố phấn đấu đạt mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngang tầm khu vực.

Những chính sách hỗ trợ mới

Ngày 24/06/2023, Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, gồm các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách thử nghiệm sản phẩm mới và các khoản tài trợ không hoàn lại từ ngân sách nhà nước cho hoạt đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Tiếp theo Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết số 13/2023/NQ-HDND ngày 19/09/2023 quy định mức chi triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh (được đổi tên từ “Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc TP HCM có nhiệm vụ tập hợp và kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của thành phố, trong và ngoài nước.

Mục tiêu phấn đấu trong năm nay

Năm 2024, Thành phố đã đặt những kế hoạch đề ra với những nhiệm vụ cụ thể, góp phần hoàn thành kế hoạch triển khai Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, TP.HCM phấn đấu hoàn thành một số mục tiêu: hỗ trợ nâng cao năng lực ĐMST cho 300 doanh nghiệp, thực hiện ươm tạo cũng như phát triển 300 dự án khởi nghiệp ĐMST, phát triển 100 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Để đạt được các mục tiêu trên, TP đã đưa ra một số giải pháp gắn với thời gian và đơn vị thực hiện. Một là, phát triển hạ tầng dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST: hình thành mạng lưới Trung tâm khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST, và xây dựng các mô hình tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST theo mô hình quốc tế.

Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST phát triển sản phẩm và thị trường, hình thành không gian hỗ trợ thử nghiệm sản phẩm khởi nghiệp ĐMST. Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo.

Bốn là, thúc đẩy hoạt động ĐMST trong khu vực công. Năm là, thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế khởi nghiệp ĐMST của thành phố tham gia vào mạng lưới khởi nghiệp ĐMST khu vực và thế giới.

Ngoài ra, các hoạt động truyền thông hỗ trợ ĐMST và khởi nghiệp cũng được quan tâm phát triển trên nền tảng trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Nhiều dư địa, cơ hội, đơn đặt hàng cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    TP.HCM: Nhiều dư địa, cơ hội, đơn đặt hàng cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    14:00, 28/03/2024

  • Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nền tảng phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia

    Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nền tảng phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia

    01:26, 20/03/2024

  • Đổi mới sáng tạo bệ phóng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

    Đổi mới sáng tạo bệ phóng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

    17:05, 18/03/2024

THANH HƯƠNG