Thái Bình sẽ là trung tâm lớn, sản xuất ô tô năng lượng mới của Việt Nam

TRẦN THỦY 04/04/2024 14:31

Tỉnh Thái Bình (Việt Nam) sẽ thành trung tâm lớn về sản xuất ô tô năng lượng mới với tỷ lệ nội địa hóa cao, xuất khẩu ra toàn cầu của tập đoàn Chery Trung Quốc.

>> Geleximco đầu tư xây dựng nhà máy ô tô 800 triệu USD tại Thái Bình

Trung tâm ô tô năng lượng mới

Sáng 4/4/2024, thương hiệu Omoda&Jaecoo (thuộc tập đoàn ô tô Chery Trung Quốc) và Tập đoàn Geleximco, đã chính thức ký kết hợp đồng liên doanh, xây dựng nhà máy ô tô tại tỉnh Thái Bình (Việt Nam), để sản xuất các mẫu xe năng lượng mới.

Nhà máy của Geleximco và Omoda&Jaecoo có công suất 200.000 xe/năm, với tổng vốn đầu tư 800 triệu USD, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 công suất 50.000 xe và các công trình phụ trợ thiết yếu, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1/2026. Giai đoạn 2 từ năm 2031 đến 2033 đầu tư thêm dây chuyền sản xuất 50.000 xe/năm, nâng công suất nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô lên 100.000 xe/năm; đầu tư khu công nghiệp phụ trợ quy mô 50 ha, thu hút các đối tác sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô để đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa 40% phục vụ cho xuất khẩu; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảnh quan toàn dự án. Giai đoạn 3 từ 2034-2035 sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất 100.000 xe/năm để nâng công suất toàn nhà máy lên 200.000 xe/năm và đầu tư mở rộng khu công nghiệp hỗ trợ thêm 50 ha, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 60%.

ccc

Lễ ký kết hợp đồng liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất ô tô.

Đây là dự án ô tô lớn nhất của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam từ trước đến nay và là dự án lớn thứ 2 về xe năng lượng mới tại Việt Nam. Tham dự lễ ký kết có ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương và ông Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, cùng nhiều quan khách tỉnh Thái bình, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Phát biểu tại Lễ Ký kết, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh: sản xuất và lắp ráp các loại ô tô năng lượng mới đang là xu thế tất yếu của thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trung hoà các-bon, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo xây dựng hàng loạt các đề án, kế hoạch và chính sách, nhằm khuyến khích phát triển các loại xe điện hóa và năng lượng sạch. Trong đó có cơ chế khuyến khích những dòng xe như liên doanh Geleximco và Omoda&Jaecoo phát triển.

Liên doanh Geleximco và Omoda&Jaecoo xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô chạy bằng năng lượng sạch là hướng đi rất trúng, phù hợp với chủ trương, cơ chế, chính sách của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, liên doanh không chỉ khai thác thị trường 100 triệu dân trong nước, mà còn có cơ hội khai thác thị trường 5 tỷ người tiêu dùng thuộc các quốc gia trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.

ccc

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương phát biểu tại Lễ ký kết.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, liên doanh cần có chiến lược, kế hoạch, lộ trình rõ ràng để khai thác, chế biến các nguồn lực tại chỗ. Có quy trình, lộ trình để nội địa hoá các linh kiện, thành phần và công đoạn sản xuất, nhằm từng bước giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, minh bạch hoá về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, để được hưởng các cơ chế thuế ưu đãi.

Ông Trương Quý Binh, Tổng giám đốc Công ty Chery quốc tế cho biết, đây là dự án lớn của Chery tại Đông Nam Á và không chỉ dừng lại ở vốn đầu tư 800 triệu USD với 200.000 xe, có thể còn lớn hơn. Chúng tôi cam kết sẽ đẩy mạnh nội địa hóa, để được hưởng các chính sách ưu đãi và hạ giá thành sản phẩm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn biến Việt Nam thành trung tâm lớn về sản xuất ô tô, xuất khẩu ra toàn cầu. Các mẫu xe của Omoda&Jaecoo đều là xe năng lượng mới, xanh, sạch với định hướng thời trang và công nghệ, hướng đến khách hàng trẻ tuổi.

Nhà đầu tư vẫn chờ chính sách

Đại diện Bộ Công thương cho biết, cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh và Thái Bình đang hướng tới trở thành những trung tâm về công nghiệp ô tô lớn của vùng duyên hải phía Bắc. Với lợi thế cảng biển và giao thông kết nối thuận tiện, các trung tâm công nghiệp ô tô sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển, góp phần mang đến sự phồn thịnh cho khu vực trong tương lai.

ccc

Mẫu xe PHEV (hybrid sạc ngoài) J7  của Omoda&Jaecoo sẽ được phân phối tại Việt Nam vào cuối năm 2024, dưới hình thức nhập khẩu nguyên chiếc, khi nhà máy đang xây dựng, chưa đi vào sản xuất.

Việt Nam là quốc gia có luật giao thông bên phải, lại có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động logictis và nguồn nhân lực trẻ dồi dào, nên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô. Không những thế Việt Nam đã tham gia một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu, Anh, châu Á - Thái Bình Dương.... được hưởng ưu đãi về thuế quan. Vì vậy, đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường lớn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như: Thái Lan và Indonesia, Việt Nam có ngành công nghiệp ô tô kém phát triển. Hiện tại Thái Lan, Indonesia đang trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư xe điện. Hai quốc gia này đang thu hút nhiều hãng xe tên tuổi hàng đầu thế giới, với số vốn đầu tư hàng chục tỷ USD vào hệ sinh thái xe điện, với tham vọng sẽ trở thành cường quốc xe điện vào năm 2040.

Tập đoàn ô tô hàng đầu Trung Quốc là BYD đã đầu tư lớn vào Thái Lan và Indoneisa, trong khi quyết định tạm hoãn kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

ccc

Mẫu xe Omoda E5 thuần điện của Omoda&Jaecoo, sẽ được phân phối tại Việt Nam vào cuối năm 2024, dưới hình thức nhập khẩu nguyên chiếc, khi nhà máy đang xây dựng, chưa đi vào sản xuất.

Tại Việt Nam, Nhà nước đã ban hành những chính sách ưu đãi dành cho xe điện như: miễn lệ phí trước bạ trong 3 năm, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong 5 năm... Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước khác, những chính sách kể trên vẫn còn khá khiêm tốn. Nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn đang chờ đợi chính sách đồng bộ từ Nhà nước. Ngay cả liên doanh Geleximcos và Omoda&Jaecoo, cũng không đầu tư lớn ngay mà chia dự án thành 3 giai đoạn. Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 cách nhau hơn 5 năm. Trong khi Thái Lan và Indonesia, mỗi nước đã thu hút hàng chục dự án lớn đầu tư vào xe điện, thì đến nay Việt Nam mới chỉ có 2 dự án.

Theo Bộ Công thương, dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 1 triệu xe/năm, để phục vụ nhu cầu trong nước. Nếu ban hành sớm chính sách đủ mạnh và đồng bộ, để thu hút đầu tư cho xe điện và pin xe điện, sẽ kéo theo nhiều ngành công nghiệp khác cùng phát triển như: công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện-điện tử, công nghiệp nhựa, công nghiệp khai khoáng… Ngược lại, nếu chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư ban hành chậm, không đủ mạnh, tỷ lệ nhập siêu trong ngành ô tô sẽ tăng cao, Việt Nam sẽ mất cơ hội để phát triển ngành công nghiệp xe điện.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam lại “chậm chân” thu hút đầu tư ô tô điện?

    Việt Nam lại “chậm chân” thu hút đầu tư ô tô điện?

    04:36, 02/04/2024

  • Giảm tiêu thụ 5-6 triệu thùng dầu mỗi ngày nhờ ô tô điện

    Giảm tiêu thụ 5-6 triệu thùng dầu mỗi ngày nhờ ô tô điện

    04:37, 10/01/2024

  • Ô tô điện giá rẻ, sẽ “bùng nổ” vào năm 2024

    Ô tô điện giá rẻ, sẽ “bùng nổ” vào năm 2024

    04:16, 03/01/2024

  • Ô tô điện Trung Quốc tràn sang ASEAN, sau Thái Lan, Indo sẽ đến Việt Nam

    Ô tô điện Trung Quốc tràn sang ASEAN, sau Thái Lan, Indo sẽ đến Việt Nam

    12:45, 02/12/2023

  • Ô tô điện sạc 10 phút đủ chạy hơn 1.000km, không lo cháy nổ, sắp ra đường

    Ô tô điện sạc 10 phút đủ chạy hơn 1.000km, không lo cháy nổ, sắp ra đường

    04:39, 22/09/2023

  • Cơ hội cho ô tô điện mini

    Cơ hội cho ô tô điện mini

    15:00, 20/09/2023

  • Có nên hỗ trợ ô tô điện?

    Có nên hỗ trợ ô tô điện?

    02:00, 20/09/2023

  • Công nghiệp ô tô - Bài 10: Trung Quốc phát triển ô tô điện như thế nào?

    Công nghiệp ô tô - Bài 10: Trung Quốc phát triển ô tô điện như thế nào?

    04:30, 11/09/2023

TRẦN THỦY