Rủi ro tăng tỷ giá với nhóm cổ phiếu nào?
Tỷ giá tăng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán, một số nhóm ngành và tâm lý của nhà đầu tư.
>>>Tăng cung vàng và tỷ giá
Chúng ta thấy trong nhiều tháng qua, đặc biệt từ cuối quý IV/2023 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang xu hướng bán ròng chủ động trên thị trường chứng khoán. Chênh lệch lãi suất USD - VND chính là 1 trong những nguyên nhân. Bên cạnh đó, sự không ổn định của tỷ giá cũng gây tác động; đồng thời làm giảm bớt sức hút của thị trường chứng khoán với nhà đầu tư.
Một thông tin mới do GSO công bố là tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, vốn đăng ký lẫn vốn thực hiện đều tăng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đều tin rằng sự không ổn định của tỷ giá lúc này chỉ là ngắn hạn. Vì vậy, tác động tỷ giá hiện tại, nếu có, sẽ đáng chú với nhà đầu tư FII và không quá lớn đối với thị trường. Tác động lớn nhất, cơ bản, vẫn là tâm lý, cộng hưởng với việc NHNN hút ròng tín phiếu trong nhiều phiên vừa qua.
Tuy nhiên, nếu tỷ giá vẫn tiếp tục căng, sẽ có tác động đến nhiều doanh nghiệp có các khoản nợ vay ngoại tệ đến kỳ trả lãi gốc trước mắt. Có thể kể một số doanh nghiệp đang có nợ vay ngoại tệ lớn, như HPG, VIC, PGV Phát Điện 3, GAS, PVD, BSR, BWE, REE, MSN, HSG, NVL …
Một số trong nhóm này là các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang rất cần nguồn vốn ngoại, như các dự án điện, khí… cũng sẽ chịu ảnh hưởng, rủi ro nhất định.
Ngoài ra là các doanh nghiệp chuyên hoặc có tỷ trọng nhập khẩu cao, và nhóm có biên lợi nhuận từ gia công nguyên liệu nhập khẩu thấp.
Có thể bạn quan tâm