Hải quan Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch "ADGCM" lần thứ 33
Theo cơ chế luân phiên, Hải quan Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch và là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (ADGCM) lần thứ 33 trong năm 2024.
>>>Đấu tranh chống buôn lậu từ lực lượng Hải quan
Trong đó, cơ chế hợp tác hải quan trong ASEAN hiện nay được tổ chức theo các cấp quản lý và Nhóm làm việc cố định, trong đó cấp cao nhất là Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN. Ngoài ra còn có các Tiểu nhóm lâm thời, phục vụ các nhiệm vụ đặc trách được giao, ví dụ như về hệ thống quá cảnh ASEAN, Một cửa ASEAN, Doanh nghiệp ưu tiên...
Chính vì vậy, ASEAN đã sớm xây dựng và liên tục hoàn thiện những cơ sở pháp lý quan trọng, tạo nền tảng cho hợp tác, hội nhập về hải quan trong khu vực mang tính chiến lược, dài hạn. Có thể kể đến những văn kiện mang tính cột mốc như Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN, Hiệp định Hải quan ASEAN, Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN, Nghị định thư về Thực hiện Biểu thuế Hài hoà hoá của ASEAN (AHTN), Nghị định thư về Hệ thống quá cảnh hải quan (ACTS)…Tại hội nghị , các Lãnh đạo của Hải quan các nước thành viên thảo luận và đưa ra các quyết định, chỉ đạo và định hướng các hoạt động liên quan đến các biện pháp hội nhập hải quan trong đó tập trung vào các lĩnh vực nghiệp vụ về tạo thuận lợi thương mại kiểm soát hải quan và xây dựng năng lực hải quan.
Với vai trò là nước Chủ tịch Hải quan năm 2024, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường kết nối và thống nhất giữa các nước ASEAN để tiếp tục thực hiện các Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN cho giai đoạn 2021-2025 trong đó tập trung ưu tiên thực hiện các nội dung: Cơ chế một cửa ASEAN; Cơ chế quá cảnh hải quan ASEAN; Cơ chế thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN.
>>>Hải quan khẳng định vị thế trên diễn đàn quốc tế lọt 10 sự kiện ngành năm 2023
Ngoài ra, khuyến khích tăng cường đối thoại, tham vấn với các đối tác của ADGCM nhằm thực hiện các mục tiêu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn mới như Hải quan xanh, xây dựng hệ sinh thái về dữ liệu hải quan, hiện đại hóa hải quan, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý hải quan đối với thương mại điện tử; đơn giản hóa thủ tục hải quan cho các lô hàng trị giá thấp…Hơp tác, hội nhập danh mục Thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) ở cấp độ 8 chữ số được Hải quan các nước ASEAN sử dụng đã triển khai thực hiện Danh mục AHTN phiên bản 2022.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện phiên bản AHTN 2022, cụ thể là ban hành Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam vào tháng 12/2022.
Với vai trò là nước thành viên ASEAN, Việt Nam đã triển khai sáng kiến ACTS cùng các nước ASEAN theo đúng tiến độ chung. Về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.
Việc kết nối hệ thống, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành có liên quan, trong đó có vai trò của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các Ngân hàng thương mại trong vấn đề cung cấp bảo lãnh. Việc thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN (AAMRA) đã được toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN thông qua, ký kết và có hiệu lực từ ngày 19/9/2023. Đây là một trong những sáng kiến nổi bật của ASEAN nhằm hướng đến mục tiêu củng cố an ninh chuỗi cung ứng và tăng cường lợi ích chung trong tạo thuận lợi thương mại của các bên tham gia. Thỏa thuận này không mang tính ràng buộc về pháp lý, việc thực hiện Thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào tình hình của từng nước theo lộ trình thống nhất.
Hiện nay, Hải quan Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin Chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Form D) điện tử với 9 nước ASEAN, trao đổi thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á – Âu... Ngoài ra, đã hoàn thiện việc kết nối hệ thống cho phép doanh nghiệp và các bên liên quan có thể tra cứu C/O e-Form D của Việt Nam từ tháng 8/2021 qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn).
Có thể bạn quan tâm
Hải quan Đắk Lắk đẩy mạnh thu ngân sách, phòng chống tiêu cực
13:01, 03/04/2024
Hải quan - Doanh nghiệp: Đồng hành cùng phát triển
06:25, 27/02/2024
Hải quan Hải Dương: Bứt tốc về đích với kết quả ấn tượng
01:43, 02/01/2024
Doanh nghiệp nước giải khát duy nhất được Cục Hải quan TP.HCM tôn vinh
21:48, 27/12/2023