Thái Bình: Nhu cầu tuyển lao động cho doanh nghiệp tăng cao

TRUNG THÀNH 17/04/2024 13:17

Để phục hồi sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn, có nhu cầu sử dụng khoảng 12.000 lao động. Đây là tín hiệu mừng tăng so với do đơn hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được cải thiện và mở rộng.

>>>Doanh nghiệp dệt may Thái Bình vượt khó

Được biết, hiện nay dân số của tỉnh Thái Bình hiện có khoảng trên 1,9 triệu người, lực lượng lao động trong độ tuổi khoảng 1,2 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 75,7%.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: Trên địa bàn tỉnh có 25 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 1 khu kinh tế, 10 khu công nghiệp, 50 cụm công nghiệp với 11.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, thu hút trên 720.000 lao động; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 35.000 lao động, tạo việc làm mới cho trên 34.000 lao động.

Qua khảo sát năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu sử dụng khoảng 12.000 lao động, trong đó lao động có trình độ cao đẳng là 3.200 người, trung cấp là 2.800 người, sơ cấp 4.000 người và 2.000 lao động phổ thông. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tăng lên trên 82.000 lao động.

Đại diện Công ty TNHH Kỹ thuật hoạt hình First Union Việt Nam, cụm công nghiệp Thụy Sơn (Thái Thụy): Những tháng đầu năm, các doanh nghiệp của Hải Dương đã phục hồi sản xuất, kinh doanh, thị trường tiêu thụ mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng lao động tăng.

Thái Bình có 1 khu kinh tế, 10 khu công nghiệp, 50 cụm công nghiệp với 11.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, thu hút trên 720.000 lao động (Ảnh minh họa)

Thái Bình có 1 khu kinh tế, 10 khu công nghiệp, 50 cụm công nghiệp với 11.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, thu hút trên 720.000 lao động (Ảnh minh họa)

Anh Phạm Thế Trung - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Kỹ thuật hoạt hình First Union Việt Nam cho biết: Công ty hiện có hơn 3.000 lao động, trong đó hơn 2.000 lao động nữ. Những năm qua, Công ty luôn thực hiện tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền cho người lao động. Công ty hiện nghiêm túc chính sách và chế độ phúc lợi cho người lao động nên nhiều công nhân trở lại nhà máy để có công việc ổn định, hưởng chế độ thâm niên, chuyên cần 

Chị Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày dép Thái Thụy chia sẻ: Nhu cầu trong nước đang phục hồi, đầu tư công và đầu tư tư nhân dự kiến sẽ phục hồi, cải cách tiền lương trong năm 2024 sẽ tạo sức mua lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế. Thị trường lao động sẽ phục hồi trở lại. Các thách thức về lao động, việc làm đi liền với thách thức về bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng gia tăng lượng hàng cho doanh nghiệp.

Ông Phí Ngọc Thành, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh  cho biết,  tăng cường các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tỉnh là mục tiêu được Thái Bình đặt ra.

Theo ông Thành: Từ đầu năm đến nay, sở nắm bắt về tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, các ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, sản xuất gỗ,...) ngay sau Tết để có phương án kết nối cung - cầu lao động, kết nối người lao động với người sử dụng lao động có nhu cầu; tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm.

Toàn ngành thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế.

Năm 2024, doanh nghiệp Thái Bình có nhu cầu sử dụng khoảng 12.000 lao động (Ảnh minh họa)

Năm 2024, doanh nghiệp Thái Bình có nhu cầu sử dụng khoảng 12.000 lao động (Ảnh minh họa)

Các giải pháp hướng nghiệp, phân luồng, tuyển sinh đào tạo nghề được đẩy mạnh. Ngành chú trọng đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, kỹ năng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.

Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình đã tổ chức hội nghị kết nối, hợp tác đào tạo và cung ứng lao động cho doanh nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2024.

Hội nghị kết nối, hợp tác đào tạo và cung ứng lao động cho doanh nghiệp tỉnh Thái Bình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và UBND tỉnh Thái Bình về tăng cường hợp tác đào tạo, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội đã ký kết hợp đồng đào tạo, cung ứng lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo, cung ứng lao động. Từ đó, góp phần thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo lao động, nhất là lao động chất lượng cao, có kỹ năng nghề, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn trong chống khai thác IUU

    Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn trong chống khai thác IUU

    00:06, 11/04/2024

  • Doanh nghiệp dệt may Thái Bình vượt khó

    Doanh nghiệp dệt may Thái Bình vượt khó

    01:15, 08/04/2024

  • Thái Bình sẽ là trung tâm lớn, sản xuất ô tô năng lượng mới của Việt Nam

    Thái Bình sẽ là trung tâm lớn, sản xuất ô tô năng lượng mới của Việt Nam

    14:31, 04/04/2024

TRUNG THÀNH