Mỹ muốn “làm lành” kinh tế với Trung Quốc?
Quan chức Mỹ cấp tập đến Trung Quốc, họ muốn Bắc Kinh cắt giảm công suất sản xuất thiết bị phục vụ kinh tế xanh.
>>Mỹ không dễ đánh thuế pin mặt trời Trung Quốc
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng ứng dụng, khuynh hướng phát triển của nó để tạo thành nền kinh tế số toàn diện - đang bị trì hoãn bởi các cường quốc hàng đầu không tìm được tiếng nói chung.
Mâu thuẫn về chính sách bảo mật, công khai thông tin, kiểm duyệt nội dung; việc cản trở cung ứng lẫn nhau về thiết bị phần cứng như chip, bộ vi xử lý, công nghệ bán dẫn khiến lĩnh vực kinh tế số toàn cầu gặp nhiều thách thức.
Các tiêu chuẩn về AI giữa Mỹ và Trung Quốc không giống nhau, nên việc ứng dụng với các quốc gia còn lại trở thành vấn đề hóc búa. Trong bối cảnh hiện nay, chọn hệ thống Mỹ hay Trung Quốc cũng có nghĩa xác định đối tác chiến lược hay không chiến lược.
Trung Quốc và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên về AI trong vài tuần tới. Ngoại trưởng Antony Blinken nói: “hai bên đã đồng ý tổ chức cuộc đối thoại liên chính phủ Mỹ-Trung đầu tiên về AI để thảo luận về những rủi ro và lo ngại về an toàn xung quanh công nghệ mới nổi này”.
Wahington đã áp đặt các hạn chế đối với khả năng tiếp cận công nghệ cao cấp của Bắc Kinh và đang tiến gần hơn đến việc cấm ứng dụng mạng xã hội TikTok - trừ khi công ty mẹ ByteDance bán ứng dụng này cho bên thứ ba.
Ngay sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen kết thúc chuyến thăm Trung Quốc mà không đạt được mục tiêu ban đầu của Nhà trắng, Ngoại trưởng Blinken cũng đã đến Bắc Kinh tìm giải pháp cải thiện mối quan hệ song phương, bất chấp căng thẳng thương mại đang diễn ra và những lo ngại về an ninh quốc gia.
Doanh nghiệp Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc các công ty Trung Quốc cung cấp quá mức cho thị trường quốc tế những hàng hóa giá rẻ, nghi vấn được trợ cấp, đặc biệt là các công nghệ “xanh” như xe điện, pin mặt trời mà họ cho rằng sẽ gây nguy hiểm cho sản xuất trong nước.
Về phần mình, Bắc Kinh phủ nhận những tuyên bố này, khi ông Tập Cận Bình nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu tuần trước rằng, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc phải được nhìn nhận “dưới góc độ tích cực” và - Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị mô tả sản lượng sản xuất của Trung Quốc phù hợp với quyền phát triển hợp pháp của nước này.
>>Lý do Trung Quốc "vượt mặt" phương Tây trong lĩnh vực năng lượng mặt trời
Dưới thời ông Joe Biden, Washington tỏ ra nhẫn nại hơn với Trung Quốc, từ đầu năm 2023 đến nay, rất nhiều quan chức Mỹ đến Trung Quốc, nhưng phần lớn ra về “tay trắng”. Họ không thể lung lạc lập trường vững vàng của cường quốc châu Á.
Ông Blinken tiết lộ con số gây sốc, rằng Trung Quốc đã sản xuất và đáp ứng tới 100% nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm phục vụ kinh tế “xanh”, rất nhiều sản phẩm như tấm pin mặt trời, pin xe điện, turbin gió “made in China” rẻ hơn từ 30 - 50% so với sản phẩm của Mỹ và châu Âu.
Đây vừa là lý do để châu Âu và Mỹ muốn phòng vệ thương mại, mà không thể làm điều này một cách dễ dàng. Tại Mỹ, có tới 4 tổ chức đại diện doanh nghiệp, ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh phản đối Bộ Thương mại áp thêm thuế với hàng Trung Quốc - vì họ sẽ là đối tượng chịu thiệt hại khi không được hưởng nguồn cung thiết bị giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc sẽ dẫn đầu thị trường ô tô bay toàn cầu?
03:30, 28/04/2024
EU tiếp tục "chĩa mũi dùi" vào Trung Quốc
03:00, 28/04/2024
Mỹ không dễ đánh thuế pin mặt trời Trung Quốc
04:00, 27/04/2024
Lotte chính thức “chán” Trung Quốc?
02:00, 27/04/2024
Ô tô Trung Quốc Haval H6 “đại hạ giá” gần 300 triệu, khách hàng Việt đã sẵn sàng mua?
04:10, 23/04/2024