Mặc dù vẫn còn nhiều hoài nghi, nhưng thị trường thị trường ô tô bay sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Trong đó, Trung Quốc có thể sẽ dẫn đầu thị trường này.
>> Startup A.L.I. Technologies của Nhật Bản ra mắt chiếc mô tô bay
Còn quá sớm để nói liệu ô tô bay của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể nhanh chóng đưa vào khai thác hay không, nhưng ô tô bay đang dần trở thành mục tiêu tiếp theo của các doanh nghiệp sản xuất ô tô của nước này.
Tháng trước, nhà sản xuất máy bay tự hành Ehang của Trung Quốc đã bắt đầu chào bán taxi bay của mình trên Taobao, với mức giá 2,39 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 330.000 USD. Trong nỗ lực thương mại hóa các phương tiện bay của mình, doanh nghiệp này đang đặt cược vào cả ô tô điện (EV) và ô tô bay (eVTOL). Cách tiếp cận này có thể khiến công ty phải đối mặt với không chỉ một mà là hai bộ quy định khắc nghiệt cho hai loại phương tiện khác nhau.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy Trung Quốc chiếm 50% tổng số mẫu xe eVTOL trên thế giới, vượt xa mức 18% của Hoa Kỳ và 8% của Đức. Theo Shizuka Tanabe của Nikkei: "Sự dẫn đầu đáng kể này có thể là nhờ các công nghệ tiên tiến liên quan đến xe điện của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực pin".
Đối với ô tô bay, pin có mật độ năng lượng cao - hơn 400 watt/kg - được coi là thiết yếu. Các nhà sản xuất pin Trung Quốc, chẳng hạn như CATL, đang nỗ lực phát triển các giải pháp pin dành riêng cho xe eVTOL, mang lại lợi thế cho các nhà sản xuất eVTOL Trung Quốc.
Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với việc phát triển nền kinh tế tầm thấp, các nhà sản xuất xe Trung Quốc như Xpeng, Ehang, Tập đoàn ô tô Quảng Châu, Geely và các chi nhánh của họ đều đang chạy đua để giành thị phần lớn trên thị trường toàn cầu trong lĩnh vực ô tô bay này. Trong số đó, Ehang niêm yết trên Nasdaq, đã nhận được ủy quyền sản xuất hàng loạt phương tiện bay vào đầu tháng này.
>> Mỹ không dễ đánh thuế pin mặt trời Trung Quốc
Một công ty taxi bay ở Thượng Hải cho biết ngành công nghiệp tầm thấp của Trung Quốc đang vượt lên trước các đối thủ phương Tây nhờ có nhiều cơ quan quản lý hỗ trợ cũng như sở hữu những đột phá về công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực hậu cần của Trung Quốc.
Dự kiến thị trường xe ô tô bay sẽ đạt giá trị 1,5 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2040 theo đánh giá của các nhà phân tích của Morgan Stanley, với các khách hàng tiềm năng trải dài khắp các hãng hàng không, hậu cần, dịch vụ khẩn cấp, hoạt động nông nghiệp, du lịch và an ninh.
Tập đoàn AutoFlight của Trung Quốc đã giành được chứng nhận đủ điều kiện bay từ Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc vào cuối tháng 3/2024 cho thiết kế và các bộ phận của máy bay không người lái CarryAll. Đây là chứng nhận toàn cầu đầu tiên dành cho một chiếc eVTOL nặng hơn 1 tấn được cơ quan quản lý cho phép.
Ông Kellen Xie, Phó chủ tịch AutoFlight cho biết trong khi công ty cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận tương tự ở châu Âu, các cơ quản quản lý đã “khá ủng hộ” ngành công nghiệp mới. “Họ làm việc nhiều giờ hơn, họ quyết tâm đẩy nhanh quá trình đưa công nghệ mới này thành hiện thực,” ông nói.
Mặc dù các chính quyền địa phương như Quảng Châu và Thâm Quyến đang hỗ trợ ngành này về mặt mở rộng sản xuất và thử nghiệm thực địa, nhưng các chuyên gia nhận định, vẫn còn những trở ngại cho việc sử dụng ô tô bay một cách rộng rãi. Vẫn còn ít điểm để cất cánh và hạ cánh, chưa có quy tắc giao thông cho cá nhân người lái xe.
Cụ thể, các nhà phân tích của Morgan Stanley trước đây đã lưu ý rằng thách thức chính đối với các nhà khai thác máy bay là các hạn chế về không phận được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là trong và xung quanh các khu vực đô thị.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của ngành này trong tương lai gần. Ngành công nghiệp taxi bay non trẻ đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư trong 5 năm qua, với các công ty khởi nghiệp ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, trong đó có Ehang có trụ sở tại Thâm Quyến, đang cạnh tranh với các tập đoàn hàng không lâu đời như Boeing và Airbus.
Ông Shazan Siddiqi, nhà phân tích công nghệ tại tập đoàn nghiên cứu IDTechEx của Anh, dự đoán eVTOL sẽ phát triển từ một số dự án thử nghiệm với doanh số hơn 10.000 chiếc mỗi năm vào năm 2040. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng hầu hết các dự án taxi bay “sẽ không bao giờ vượt qua được giai đoạn thiết kế và tạo mẫu” và nhiều công ty sẽ gặp khó khăn vào năm 2024 vì yêu cầu tài trợ có thể sẽ tăng lên.
Có thể bạn quan tâm
Startup Việt Nam chào bán mô tô bay với giá từ 2 tỷ cho 4 mẫu xe
01:28, 29/10/2022
Startup A.L.I. Technologies của Nhật Bản ra mắt chiếc mô tô bay
05:23, 29/01/2022
Các công ty khởi nghiệp eVTOL cạnh tranh công nghệ khốc liệt để trở thành taxi bay thành phố
03:56, 20/11/2022
Công ty khởi nghiệp Wisk do Boeing hậu thuẫn giới thiệu taxi bay tiềm năng
04:18, 06/10/2022
Chuyến bay thành công đầu tiên của Taxi bay 4 chỗ chạy bằng điện
00:30, 10/06/2022
ANA hợp tác với hãng khởi nghiệp Mỹ đưa taxi bay về Nhật Bản
04:36, 19/02/2022