Vì sao nhiều "ông lớn" đất hiếm Trung Quốc sụt giảm lợi nhuận?
Sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế bất ổn đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc.
>> Kinh tế Trung Quốc chững lại, giới trẻ săn vàng để tiết kiệm
Các công ty khai thác và tinh chế đất hiếm của Trung Quốc đang bị sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bất chấp nỗ lực của chính phủ nhằm bảo vệ ngành công nghiệp chiến lược, khi các đối thủ cạnh tranh hối hả xây dựng chuỗi cung ứng của riêng họ và nền kinh tế trong nước vẫn còn bất ổn.
Công ty Công nghệ và Tài nguyên Đất hiếm Trung Quốc, một công ty con của tập đoàn nhà nước Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc, đã báo cáo doanh thu quý 1/2024 giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2023, xuống còn 3,98 tỷ nhân dân tệ (550 triệu USD). Lợi nhuận ròng của công ty này giảm 45,7% xuống 417,67 triệu nhân dân tệ.
Theo SCMP, ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu với sự hợp nhất nhanh chóng và điều chỉnh cơ cấu đang trên quy mô toàn cầu. Họ cho biết điều này đã khiến giá đất hiếm giảm, làm xói mòn thu nhập của các doanh nghiệp đất hiếm tại Trung Quốc.
Mặc dù cho đến nay, quốc gia này vẫn là nhà sản xuất khoáng sản đất hiếm hàng đầu thế giới nhưng các quốc gia khác đang tăng cường năng lực sản xuất của chính họ.
Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho thấy trữ lượng toàn cầu của 17 nguyên tố đất hiếm ở mức 110 triệu tấn, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 44 triệu tấn, chiếm 40% tổng trữ lượng đất hiếm toàn cầu.
USGS cho biết sản lượng khai thác đất hiếm năm 2023 cũng do Trung Quốc dẫn đầu, đạt 240.000 tấn, chiếm 2/3 sản lượng toàn cầu. Mỹ là nước sản xuất lớn thứ hai, tiếp theo là Myanmar, mỗi nước đều có sản lượng tăng gấp ba lần trong năm.
Các chuyên gia chỉ ra rằng: "Các quốc gia hiện đang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm độc lập với Trung Quốc”, nỗ lực này đang được ghi nhận ở những nơi như Mỹ, Úc và Đông Nam Á. Đối với một số loại khoáng sản, chuỗi cung ứng mới đã được thiết lập.
>> Các nhà xuất khẩu Trung Quốc kém “mặn mà” với đồng Nhân dân tệ
Do việc khai thác đất hiếm được chính phủ trung ương Trung Quốc quản lý chặt chẽ, nhiều công ty trong nước cũng đã nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm và sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài trong những năm gần đây.
Kết hợp với các yếu tố bất lợi khác như nền kinh tế trong nước đang chậm lại gây áp lực lên nhu cầu, chuyên gia Nathan Picarsic, đồng sáng lập công ty tư vấn địa chính trị Horizon Advisory cảnh báo nguy cơ giá đất hiếm giảm sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai gần.
Về mặt nguồn cung, doanh nghiệp này cho biết nhập khẩu từ những nước như Myanmar đã tăng mạnh.
Dữ liệu chính thức từ hải quan Trung Quốc cũng cho thấy nhập khẩu các loại khoáng sản đất hiếm khác nhau dưới dạng sản phẩm oxit đã tăng khoảng 60% lên 11.000 tấn vào năm 2023.
Trung Quốc đã nới giới hạn kiểm soát chặt chẽ trong nước đối với hoạt động khai thác đất hiếm để đưa tổng sản lượng khai thác khoáng sản trong nước tăng 21% lên 11.000 tấn. Tuy nhiên, khi đề cập đến nhu cầu, Shenghe Resources cho biết tốc độ tăng trưởng tương đối yếu do ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự phục hồi kinh tế vĩ mô yếu hơn dự kiến, căng thẳng địa chính trị và đổi mới công nghệ.
Tình hình cũng tương tự tại China Northern Rare Earth (Group) High-Tech, công ty khai thác đất hiếm lớn nhất cả nước tính theo sản lượng. Trong báo cáo thường niên được công bố hồi đầu tháng này, công ty cũng đề cập đến sự gia tăng nguồn cung cấp đất hiếm mới do Mỹ, Lào, Myanmar, Châu Phi..., nơi có nhiều thỏa thuận cung cấp đất hiếm được thiết lập độc lập với Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm