Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bền vững
Liên minh Công nghiệp G20 vừa chính thức ra mắt với sứ mệnh cung cấp bộ giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp trong trong khu công nghiệp (KCN), nhằm xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp bền vững.
>>> Ra mắt Liên minh Công nghiệp G20
Trao đổi riêng với DĐDN, ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch HĐQT DTJ Group, Chủ tịch Liên Minh Công nghiệp G20 cho biết, sứ mệnh của Liên minh Công nghiệp G20 trong chiến lược phát triển bất động sản (BĐS) công nghiệp tại Việt Nam là góp phần vào việc xây dựng và thúc đẩy một hệ sinh thái trong KCN, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất; đồng thời tham gia thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp trong nước.
- Ông đánh giá ra sao về việc đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển các KCN tại Việt Nam?
Đầu tiên, việc đảm bảo tính bền vững trong xây dựng các KCN đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ môi trường. Bởi, các KCN tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm không khí, nước và đất đai… tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Trước thực trạng đó, trong quá trình đáp ứng dịch vụ, chúng tôi sẽ hỗ trợ và đảm bảo rằng các doanh nghiệp đầu tư vào KCN tuân thủ những tiêu chuẩn bền vững về môi trường, áp dụng các công nghệ cùng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, điều này không chỉ tạo ra cơ hội việc làm và đảm bảo quyền lợi, mà còn bảo đảm điều kiện làm việc lành mạnh và khuyến khích sự phát triển cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, yếu tố bền vững trong xây dựng các KCN sẽ góp phần tăng cường năng suất và hiệu suất sản xuất, từ đó giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên và năng lượng; đồng thời, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
- Điều gì là cần thiết để Liên minh trở thành một thương hiệu mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, đặc biệt là tại thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam, thưa ông?
Thứ nhất, để trở thành một thương hiệu mạnh mẽ trong nước và quốc tế tại thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam, chúng tôi sẽ tập trung vào các yếu tố quan trọng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ để xây dựng một thương hiệu mạnh.
Thứ hai, trong quá trình phát triển thương hiệu, yếu tố về con người cũng được G20 cũng chú trọng. Bởi, để xây dựng niềm tin và uy tín trong ngành, các doanh nghiệp trong Liên minh cần tăng cường gắn kết, quy tụ được các doanh nghiệp uy tín, có tâm và cùng chung tôn chỉ mục đích để tạo dựng niềm tin cho khách hàng và đối tác.
Thứ ba, BĐS công nghiệp đang ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ. Do đó, G20 sẽ tập trung nghiên cứu và chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ, áp dụng các giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu suất, tăng cường sự cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường.
>>"Xanh hóa” bất động sản công nghiệp
Thứ tư, việc xây dựng mạng lưới đối tác và liên kết trong ngành BĐS công nghiệp là điều rất cần thiết, để tiếp cận thị trường và nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Việc hợp tác với Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các đối tác kinh doanh và các tổ chức chuyên ngành có thể mang lại nhiều lợi ích về tài nguyên và kiến thức…
- Vậy theo ông, giải pháp nào giúp xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bền vững và tham gia sâu vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu?
Việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và tìm kiếm các cơ hội, nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong môi trường và chuỗi cung ứng. Ngoài ra, cũng cần hướng đến các biện pháp tăng cường quản lý tài nguyên và năng lượng, phát triển mở rộng xây dựng đối tác đa phương…
Để thực hiện kế hoạch này, chúng tôi sẽ chia ra từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có mục tiêu và lộ trình rõ ràng. Đối với từng giai đoạn, chúng tôi sẽ đặt ra các tiêu chí cụ thể cho mỗi nhóm thành viên, hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp bền vững và thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn cầu.
- Liên minh Công nghiệp G20 đã lập kế hoạch như thế nào để giới thiệu mình với các đối tác quốc tế cũng như thu hút sự quan tâm từ họ, thưa ông?
Theo dự kiến, để thu hút sự quan tâm từ các đối tác nước ngoài, G20 sẽ phối hợp cùng các hiệp hội ngành nghề công nghiệp có liên quan để tổ chức hội nghị và sự kiện nhằm giới thiệu mục tiêu, dịch vụ và thành tựu của Liên minh. Những sự kiện này không chỉ là nơi để trao đổi ý kiến mà còn là cơ hội giúp mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
Cùng với đó, chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác đa phương với các tổ chức và chủ đầu tư công nghiệp lớn. Nhờ sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức này, G20 có thể hiểu rõ hơn về các chính sách cũng như yêu cầu của từng tỉnh và chủ đầu tư, từ đó phát triển chiến lược thu hút đối tác nước ngoài một cách hiệu quả.
Đồng thời, chúng tôi sẽ tăng cường giao tiếp và công khai thông tin trên website, tài liệu thông tin đến mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác... Việc chia sẻ thông tin về hoạt động và dịch vụ của G20 không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn tạo sự quan tâm từ các đối tác quốc tế.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nam Định: Thúc đẩy phát triển khu công nghiệp xanh
15:24, 25/04/2024
KSB: Lợi nhuận bứt tốc trở lại nhờ khai thác mỏ Tam Lập 3 và Khu công nghiệp Hoa Lư
12:12, 23/04/2024
Khu công nghiệp sinh thái: Hình mẫu “quảng bá” điểm đến đầu tư
16:57, 20/04/2024
Nam Định: Triển khai xây dựng 3 khu công nghiệp mới
07:08, 17/04/2024
Nam Định: Tập trung thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
09:48, 14/04/2024