Mỹ "mạnh tay" thu hút FDI vào bán dẫn

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 08/05/2024 03:30

Rõ ràng Trung Quốc có lý do khi bày tỏ lo ngại đạo luật CHIPS và khoa học của Mỹ sẽ hút hết nguồn lực công nghệ bán dẫn toàn cầu.

Luật CHIPS và khoa học đặt tham vọng đưa nước Mỹ trở lại vị trí thống trị ngành chip

Luật CHIPS và khoa học đặt tham vọng đưa nước Mỹ trở lại vị trí thống trị ngành chip

>> Vì sao nhiều doanh nghiệp chip "đổ xô" vào Ấn Độ?

Trong một cuộc thảo luận vào tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định: “chip là phần cứng quan trọng nhất thế kỷ 21, Mỹ phải củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong lĩnh vực này”.

Hàng loạt dự án công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip đã khởi động trên khắp nước Mỹ, không chỉ là các công ty tại “xứ cờ hoa” mà những nhà sản xuất khác đến từ đồng minh, đối tác thân cận đều được tạo điều kiện tối đa.

Thông qua đạo luật CHIPS và Khoa học, Nhà trắng đã tài trợ hàng trăm tỷ USD cho các công ty bán dẫn mở rộng nhà máy, xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn.

Riêng đạo luật này đã mở đường thu hút dự án chip mới cũng như mở rộng quy mô hoạt động tại Mỹ; đồng thời đài thọ các khoản vay ưu đãi, tài trợ liên quan.

Riêng TSMC và Intel đang xây dựng hai nhà máy tại Arizona trị giá 60 tỷ USD; các công ty khác như GlobalFoundries, Intel, Micron, Samsung được hỗ trợ và cho vay từ 1,5 - 6,5 tỷ USD. Tổng số tiền giải ngân đến nay lên tới 23 tỷ USD.

Tham vọng của Washington là phục hồi lại thị phần chip toàn cầu, từng chiếm 37% vào những năm 90, nay bị thu hẹp còn 12% sau khi Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia mới nổi ở châu Á có những bước tiến mạnh mẽ trong ngành này.

Một lý do khác không kém phần quan trọng, chuỗi cung ứng bán dẫn của Mỹ hiện bố trí chủ yếu ở châu Á, tập trung ở Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.

Mặc dù các công ty Mỹ như Intel và Nvidia thiết kế nhiều loại chip thuộc hàng tiên tiến nhất, nhưng chúng chủ yếu được sản xuất tại một số ít cơ sở ở Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Điều đó đã được chứng minh là quá nhiều rủi ro một khi xảy ra sự cố. Bà Raimondo nói: “điều đó là không thể chấp nhận được, chúng tôi thực hiện những khoản đầu tư này để cho phép Mỹ một lần nữa dẫn đầu thế giới”. Vậy, chiến lược “hồi hương” của Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào đến phần còn lại?

>>Trung Quốc loại dần chip Mỹ: "Cơn ác mộng" với Intel và AMD

Nhà máy khổng lồ của TSMC ở Arizona

Nhà máy khổng lồ của TSMC ở Arizona

Thứ nhất, khi chính phủ Mỹ “ra tay” với rất nhiều lợi thế vượt trội hơn hẳn các nước đang phát triển - không nên trông chờ quá nhiều vào khả năng các công ty Mỹ như Nvidia, Intel, Micron,… sẽ đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á.

Thêm nữa, nhiều công ty từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã tìm đến Mỹ để được hưởng khoản ưu đãi hàng tỷ USD, điều kiện mà các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam không thể đáp ứng.

Thứ hai, đây là một thực tế có phần phũ phàng, không như cam kết trong quan hệ ngoại giao về kinh tế, đầu tư, thương mại. Do vậy, các nước yếu hơn phải dựa vào nội lực, khả năng nghiên cứu phát triển để tự chủ một phần.

Thứ ba, cho dù thế giới đa cực hơn, cơ hội có vẻ đồng đều. Nhưng, nhìn lại các trung tâm phát triển nhất, có khả năng dẫn đầu trong thế kỷ này vẫn là Bắc Mỹ và Đông Bắc Á.

Cuộc cạnh tranh Đông - Tây đại diện bởi Mỹ và Trung Quốc - trong lĩnh vực công nghệ cốt lõi cho tương lai này sẽ dẫn đến kịch bản “trăm hoa đua nở” tạo ra nhiều thành tựu vượt trội. Song, sẽ phân cực sâu sắc về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn an ninh thông tin, bảo mật.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành bán dẫn Nhật Bản sẽ quay lại vị thế dẫn đầu?

    Ngành bán dẫn Nhật Bản sẽ quay lại vị thế dẫn đầu?

    04:30, 26/04/2024

  • Nvidia khó thống trị ngành bán dẫn trong dài hạn?

    Nvidia khó thống trị ngành bán dẫn trong dài hạn?

    02:30, 14/03/2024

  • Hàn Quốc và bài học phát triển ngành bán dẫn

    Hàn Quốc và bài học phát triển ngành bán dẫn

    04:00, 05/03/2024

  • Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong ngành bán dẫn?

    Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong ngành bán dẫn?

    04:20, 08/03/2024

TRƯƠNG KHẮC TRÀ