Chuyển đổi số ngân hàng: Người dân và doanh nghiệp là chủ thể trung tâm
Thời gian qua, nhờ ứng dụng công nghệ số, các sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng ngày càng cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.
>>>Thái Bình: Doanh nhân trẻ khát vọng khởi nghiệp sáng tạo
Đầy mạnh...
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn đều chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng số hóa nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ, gia tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.
Theo Ngân hàng nhà nước: Chuyển đổi số (CĐS) trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về việc chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai.
Đặc biệt là rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán số được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, gia tăng tiện ích1. Nhờ hành lang pháp lí thuận lợi, hạ tầng kĩ thuật phục vụ thanh toán số vận hành an toàn, ổn định, thông suốt và hệ sinh thái số các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng được đầu tư, phát triển mạnh theo phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tạo tiền đề rất quan trọng để phổ cập thanh toán số.
Đó là đã “liên thông” thanh toán, tạo kết nối, dịch vụ “liền mạch” giữa các ngành, lĩnh vực, giúp tiết kiệm chi phí lớn cho xã hội, người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đồng bộ.
Anh Đặng Sơn Trình - Giám đốc Công ty trách TNHH Xây dựng và Năng lượng xanh Trình Thiên Lan cho biết: Công ty được thành lập từ năm 2019 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là hệ thống điện gió và điện mặt trời. Là khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thái Bình. Nhờ việc tích cực triển khai số hoá toàn diện, đưa công nghệ vào các sản phẩm dịch vụ và quy trình quản trị vận hành của ngân hàng đã giúp công ty có thể sử dụng các dịch vụ ngay trên điện thoại di động mà không cần phải đến ngân hàng nữa.
Theo anh Trình: “Việc ngân hàng áp dụng CĐS vào việc thanh toán, tôi thấy rằng trong thời gian qua việc thanh toán giao dịch giữa khách hàng với cá nhân doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các đối tác khác trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, giúp chúng tôi có thể tiết kiệm nguồn chi phí, nguồn nhân công, nhân lực, sản xuất đầu ra đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và tất cả những điều này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn trong việc kinh doanh”.
Còn đối với Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát do đặc thù kinh doanh là buôn bán ô tô xe máy nên việc khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng hình thức quét mã QR, sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ POS những năm gần đây đã trở nên phổ biến.
Ông Vũ Mạnh Hoàn - Chủ tịch kiênm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát chia sẻ: “Các hệ thống vay vốn, thủ tục giấy tờ được rút gọn rất là nhiều, chủ yếu nằm trên hệ thống mạng online điện tử. Đối với ngân hàng BIDV thời gian qua đã áp dụng toàn bộ các giải pháp về chuyển đổi số đối với doanh nghiệp như là thanh toán qua mã QR, internet banking, các lệnh chuyển tiền điện tử đã được các ngân hàng triển khai và được các doanh nghiệp Thái Bình áp dụng trong thời gian vừa qua”.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn đều chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng số hoá, ứng dụng công nghệ tiên tiến để cải tiến, thiết kế sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, phát triển tích hợp ứng dụng thanh toán mới nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ, gia tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.
Ông Lại Minh Hiếu - Quyền Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Bình cho hay: “Chúng tôi đã đầu tư hệ thống máy ATM rút tiền tự động, triển khai các dịch vụ thẻ và phát triển đến nay đã gần 100.000 thẻ cá nhân và gần 1500 doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thẻ. Các cơ sở kinh doanh chúng tôi đã tập trung lắp đặt các biển gắn QR để thuận tiện cho các ứng dụng giao dịch trên điện thoại. Ngoài các điểm kinh doanh tập trung đông người, chúng tôi cũng đã lắp đặt các máy POS để tiện cho khách hàng giao dịch thanh toán bằng thẻ”.
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Chi nhánh huyện Tiền Hải: “Về công nghệ thông tin chúng tôi cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại vào dịch vụ ngân hàng như cây ATM, CTM, các hệ thống máy POS cho các hộ kinh doanh trên địa bàn. Trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã tích cực triển khai mở thẻ cho người có công cũng như liên kết để thu hộ tiền điện cho các hộ dân trên địa bàn”.
Đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn lắp đặt gần 210 máy ATM, hơn 1200 thiết bị chấp nhận thẻ POS, mở gần 1,8 triệu tài khoản, phát hành trên 2,2 triệu thẻ thanh toán các loại. Doanh số thanh toán qua ngân hàng Quý I năm 2024 đạt gần 460 nghìn tỉ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm khoảng 80,3% tổng doanh số thanh toán.
Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số đã giúp các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đổi mới toàn diện, mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối lớn hơn với chi phí thấp hơn, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành ngân hàng, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm