SKC hiện thực hóa tham vọng tại Việt Nam
Với việc xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phân hủy sinh học lớn nhất thế giới tại Việt Nam, gã khổng lồ hóa chất Hàn Quốc SKC đang có bước đi quan trọng cho tham vọng mở rộng toàn cầu.
>>>Những toan tính mới của SK Group tại Việt Nam
Mới đây, SK Leaveo, tiền thân là Ecovance, một công ty thuộc tập đoàn hóa chất SKC (Hàn Quốc) đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phân hủy sinh học Polybutylene Adipate Terephthlate (PBAT) tại Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng.
Đơn vị sản xuất nguyên liệu phân hủy sinh học của SKC sẽ đầu tư 100 triệu USD vào nhà máy mới có diện tích sàn 22.389 m2 và đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất 70.000 tấn PBAT vào quý 3 năm 2025. Theo báo cáo của SKC, đây sẽ là nhà máy có công suất sản xuất hàng năm lớn nhất trên thế giới. Đồng thời, công ty cũng sẵn sàng cho việc mở rộng ra quy mô toàn cầu bằng cách tăng sẵn quỹ đất cho một nhà máy mới.
PBAT hiện tại đang được coi như một loại vật liệu sinh học của tương lai. Loại vật liệu này được phát triển nhằm giải quyết việc ô nhiễm môi trường do tái chế nhựa thông thường. Thay vì tái chế, PBAT sẽ bị phân hủy do tác động của các vi sinh vật sống tự nhiên như nấm, tảo và vi khuẩn mà không tạo ra khí mê-tan hoặc thải ra bất kỳ chất độc nào có hại cho môi trường.
Với công nghệ chuyên về nhựa PBAT của SKC, công ty sử dụng nanocellulose được chiết xuất từ cây, để tăng cường độ bền của vật liệu, giúp tăng cường đáng kể độ bền ngang với nhựa thông thường. Vật liệu này có thể được dùng làm màng bọc nông nghiệp và bao bì, hộp đựng cho các sản phẩm tiêu dùng khác nhau và vải không dệt chuyên dùng làm tã lót và khẩu trang.
Mối quan tâm đến PBAT ngày càng tăng, thị trường loại vật liệu này đang phát triển nhanh chóng do các quy định chặt chẽ hơn về nhựa dùng một lần. Theo những người quan sát trong ngành, thị trường PBAT toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm hơn 20% trong tương lai.
Tại châu Á, cũng đang có nhiều người chơi lớn tham gia vào thị trường nóng này, thí dụ như tập đoàn LG Chem của Hàn Quốc. Tập đoàn này đang xây dựng một nhà máy PBAT 50.000 tấn/năm, trị giá 2,2 tỷ USD ở Seosan, Hàn Quốc, dự kiến sẽ sản xuất vào năm 2024. Bên cạnh đó, SK Geo Centric, một chi nhánh của SKC và Kolon Industries cũng đang hợp tác xây dựng một nhà máy PBAT 50.000 tấn ở Seoul.
>>>Đón đầu cơ hội từ vật liệu xanh
Việc xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phân hủy sinh học lớn nhất thế giới tại Việt Nam thời điểm này được coi là bước đi quan trọng để củng cố nền tảng của SKC cho tham vọng mở rộng toàn cầu trong tương lai.
Để tiến vào Đông Nam Á, năm 2021 SKC đã bắt đầu xây dựng nhà máy tại Malaysia với công suất hàng năm khoảng 50.000 tấn thông qua chi nhánh SK Nexilis Copper. Cơ sở này dự kiến sẽ hoàn thành vào nửa cuối năm 2024 và sẽ được sản xuất hàng loạt sau đó.
Trước đó, gã khổng lồ hóa chất Hàn Quốc đã thành lập một liên minh chiến lược cùng với công ty TBM của Nhật Bản tập trung phát triển và thương mại hóa các loại vật liệu nhựa sinh học. SK TBM Geostone, công ty sản xuất vật liệu phân hủy sinh học LIMEX mà SKC đầu tư, cũng sẽ xây dựng nhà máy có công suất 36.000 tấn/năm vào năm 2025 tại Khu kinh tế TP. Hải Phòng.
Nhà máy mới của SKC sẽ chỉ sử dụng cho nguồn điện cần thiết theo kiến trúc sạch RE 100 của Chính phủ Việt Nam. Công ty cũng sẽ hợp tác với nhà sản xuất nhựa hàng đầu Việt Nam An Phat Holdings, bên mua lại cổ phần của công ty Hàn Quốc tại Việt Nam và ký hợp đồng dài hạn mua PBAT của nhà máy mới và xuất nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm
Tham vọng của SK Group trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam
02:00, 24/03/2024
Quỹ của VinaCapital thoái vốn, SK Group thế chân tại Imexpharm
04:55, 16/06/2021
SK Group cam kết thúc đẩy năng lượng tái tạo tại Việt Nam
00:04, 31/10/2023
SK Group “lấn sân” dược phẩm Việt Nam
11:39, 21/12/2021