Phó Chủ tịch Backbase: Nền tảng ngân hàng tương tác - Bệ phóng của ngân hàng thế hệ mới
Nền tảng ngân hàng tương tác Backbase giúp OCB vượt lên dẫn trước nhiều ngân hàng trong chuyển đổi số - ông Riddhi Dutta, Phó Chủ tịch khu vực Châu Á, Backbase - trao đổi với DĐDN.
>>>Ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới
- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa ra mắt phiên bản ngân hàng số thế hệ OCB OMNI 4.0 trên nền tảng ngân hàng tương tác ((Engagement Banking Platform) của Backbase. Ông có thể chia sẻ về khái niệm nền tảng ngân hàng tương tác? So với các nền tảng ngân hàng mở hiện có, nền tảng Backbase có điểm gì vượt trội?
Ông Riddhi Dutta: Chúng tôi có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2018. Trong 6 năm, chúng tôi có một số ngân hàng đã hợp tác cùng Backbase để triển khai ngân hàng số trên nền tảng ngân hàng tương tác.
Đầu tiên là TPBank vào 2019, một trong những ngân hàng đang đi nhanh về số hóa ở Việt Nam. Sau thời gian triển khai ngân hàng số trên nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase, họ có 9 triệu khách hàng. Dĩ nhiên trong 9 triệu khách hàng mà họ đạt được, có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, nhưng giá trị của ngân hàng số là không nhỏ. Tiếp đó, chúng tôi trở thành đối tác cung cấp ngân hàng tương tác là nền tảng cho chiến lược số hóa với các phiên bản ngân hàng số của Techcombank. Sau đó là ngân hàng An Bình.
Năm 2023, hợp tác mới nhất của chúng tôi chính là OCB, một trong những ngân hàng đã thay đổi quy mô, tốc độ tăng trưởng và có nỗ lực đầu tư rất mạnh mẽ vào số hóa và ngân hàng số những năm gần đây. Hợp tác này đi quá trình bắt tay và cùng nhau triển khai mang đến cho chính chúng tôi sự kinh ngạc, cũng như sự hài lòng, vì chúng tôi tin rằng Ngân hàng số OCB OMNI 4.0 trên nền tảng tương tác của Backbase sẽ mang đến những trải nghiệm ưu việt nhất cho mỗi khách hàng.
Có thể hình dung ngắn gọn, nền tảng ngân hàng tương tác cho các ngân hàng thay đổi mô hình rời rạc của ngân hàng truyền thống, chuyển sang mô hình mới, thế hệ mới với mục tiêu cung cấp hành trình giao dịch của khách hàng đầu - cuối cùng những trải nghiệm mượt mà nhất.
Với nền tảng ngân hàng tương tác, ngân hàng sẽ lấy khách hàng là trung tâm, tái cấu trúc ngân hàng xoay quanh khách hàng chứ không phải xoay quanh sản phẩm. Đây là chuyển đổi lớn lao với sứ mệnh táo bạo để khách hàng được phục vụ trên mọi dịch vụ, luôn gắn bó với ngân hàng. Từ phía nhà cung cấp, nền tảng ngân hàng tương tác giúp ngân hàng chuyển đổi mạnh mẽ và phát triển trong dài hạn.
Công thức chung mà chúng tôi áp dụng ở nền tảng này cho các khách hàng trên toàn cầu là: Công nghệ - Sự linh hoạt - Giảm chi phí; Qua đó, mang đến hiệu suất cao cho tổ chức. Trong tương lai, với những bước đi rất nhanh của các thị trường trong chuyển đổi số trong đó có các ngân hàng như OCB ở Việt Nam, nền tảng ngân hàng Backbase hướng đến mục tiêu đóng góp cho cải thiện sức khỏe tài chính của 10% dân số thế giới.
>>>Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số
Backbase có hơn 20 năm hoạt động trên thị trường toàn cầu, 10 trụ sở tại các quốc gia và đã hỗ trợ hơn 1.200 khách hàng tổ chức chuyển đổi số.
- Backbase và OCB đã gặp những thuận lợi, thách thức gì khi triển khai OCB OMNI 4.0, thưa ông?
Đối với một tổ chức doanh nghiệp, ở đây ngân hàng cũng là doanh nghiệp, việc chuyển đổi số thành công cần có các yếu tố sau:
Thứ nhất, tầm nhìn mạnh mẽ. Chúng tôi có thuận lợi là Ban lãnh đạo ngân hàng OCB có tầm nhìn rõ ràng, chỉ cần 2 tháng để lựa chọn đối tác phù hợp - một tốc độ nhanh nhất trong ngành.
Thứ hai, nền tảng cốt lõi vững chắc. Ở đây, nền tảng ngân hàng tương tác Backbase cho phép mang đến trải nghiệm hợp kênh trên tất cả các kênh; Sự thấu hiểu khách hàng trên tất cả các điểm chạm; Áp dụng các công nghệ hiện đại để tăng tốc và Xây dựng sản phẩm khác biệt.
Thứ ba, đối tác có năng lực. Cùng với OCB và Backbase hội đủ những yếu tố trên, SmartOSC là đối tác công nghệ có đội ngũ triển khai tại Việt Nam, kinh nghiệm làm việc lâu năm với các tổ chức quốc tế. Đối tác này đã cùng thúc đẩy tăng tốc các tính năng của nền tảng được xây dựng sẵn cho thị trường Việt Nam với sự phối hợp của chúng tôi.
Thách thức còn lại có lẽ là vấn đề thời gian. OCB đã nêu yêu cầu với đội ngũ của họ và khiến Backbase cùng SmartOSC gần như… khó tin: Thời gian triển khai chỉ trong 6 tháng và chỉ có thể thành công. Nhưng rất đặc biệt, với sự nỗ lực của tất cả các bên, OCB OMNI 4.0 đã ra mắt sau đúng 6 tháng như cam kết.
- Đáp ứng cam kết ra mắt 6 tháng, đâu là động lực để việc triển khai đạt đúng thời hạn, thưa ông?
Như tôi vừa chia sẻ, để có ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới phiên bản hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, chúng tôi chỉ thực hiện trong vòng 6 tháng. Đây là tốc độ nhanh chưa từng có trên thị trường. Động lực chính là quyết tâm đưa OCB trở thành ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số hiện nay.
Song song đó, phải nói là OCB có một đội ngũ nhân sự tuyệt vời, chuyên nghiệp và làm việc không quản ngày đêm để thực hiện tăng tốc triển khai các sản phẩm dịch vụ và tính năng thông qua nền tảng ngân hàng tương tác Backbase. Quá trình thiết lập nhanh chóng này bao gồm các tính năng quan trọng như: quản lý tài khoản, tiền gửi, thanh toán hóa đơn, dịch vụ thẻ, vay... và tất cả đều được điều chỉnh phù hợp với đặc thù riêng thị trường Việt Nam.
Trong lần triển khai đầu tiên của ứng dụng, OCB đã chuyển đổi hơn 7.000 người dùng nội bộ sang nền tảng mới, nhận được phản hồi rất tích cực về tính Mượt, Nhanh, Tốc độ và An toàn. Có thể nói ngắn gọn qua những con số: Rút ngắn thời gian triển khai nền tảng trong 6 tháng, tăng tốc 3 lần so với tiêu chuẩn trong ngành, giảm 40% thời gian triển khai, tiết kiệm 50% so với chi phí trung bình ngành.
- Vậy OCB OMNI 4.0 có áp dụng được cho hoạt động ngân hàng doanh nghiệp và quản lý tài sản hay không?
Trong thỏa thuận hợp tác, nền tảng ngân hàng tương tác mang đến nhiều mô hình kinh doanh cho OCB. Ở giai đoạn đầu, đó sẽ là phát triển ngân hàng bán lẻ. Trong tương lai, là ngân hàng đầu tư (Investment Banking) và quản lý tài sản (Private Banking and Wealth Management). Tới đây, khách hàng có thể sử dụng các công cụ trên các nền tảng đầu tư như nền tảng giao dịch chứng chỉ tiền gửi, đầu tư chứng chỉ quỹ, giao dịch chứng khoán trên thị trường… OMNI 4.0 phiên bản thế hệ mới tiến tới sẽ được chuyển đổi và tích hợp sang một nền tảng thống nhất.
- Được biết Backbase có nhiều khách hàng, trong đó có các ngân hàng lớn và ngân hàng cỡ vừa. Nền tảng ngân hàng tương tác giúp duy trì khả năng thanh toán cho các ngân hàng có quy mô khác nhau như thế nào, thưa ông?
Nền tảng ngân hàng tương tác Backbase mà các ngân hàng đang triển khai ngân hàng số thế hệ mới như trao đổi, cho phép tùy chỉnh, tính tương tác rộng mở và đạt hiệu năng cao; tốc độ thanh toán tối đa, nhanh, mượt với các tính năng hỗ trợ giao dịch đơn giản nhất. Có thể nói đúng như thông điệp của OCB, đây là “Simple App, Simple Life”. Nền tảng ngân hàng tương tác Backbasse phù hợp với mọi quy mô của mọi tổ chức và đặc biệt nhằm hỗ trợ các ngân hàng ưu tiên chuyển đổi số, thực thi cam kết đặt khách hàng lên hàng đầu.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
[eMagazine] CEO OCB Nguyễn Đình Tùng: Số hóa ngân hàng, con đường không thể nào thay khác
05:15, 03/02/2022
CEO OCB Nguyễn Đình Tùng: Kỳ vọng bức tranh kinh doanh tốt hơn năm Giáp Thìn
12:00, 10/02/2024
Người tiêu dùng Việt đón nhận các hình thức ngân hàng số và bán lẻ kỹ thuật số
12:43, 05/09/2023
Thủ tướng chỉ đạo "3 mục tiêu", "6 nhiệm vụ" chuyển đổi số ngành ngân hàng
16:45, 08/05/2024