CEO OCB Nguyễn Đình Tùng: Kỳ vọng bức tranh kinh doanh tốt hơn năm Giáp Thìn

Diendandoanhnghiep.vn Theo ông Nguyễn Đình Tùng – TGĐ Ngân hàng Phương Đông, năm 2024 được kỳ vọng sẽ có những chuyển dịch mới, giúp phục hồi nền kinh tế và ngành ngân hàng có nhiều triển vọng phát triển.

>>> 8 nhiệm vụ của ngành ngân hàng năm 2024

Năm 2024 được kỳ vọng sẽ có những chuyển dịch mới, tích cực hơn nữa từ tiêu dùng nội địa, với thuận lợi từ các hỗ trợ chính sách được triển khai trong suốt năm 2023 đã giúp phục hồi nền kinh tế và ngành ngân hàng chắc chắn có nhiều triển vọng phát triển.

Ông Nguyễn Đình Tùng – TV HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) chia sẻ cùng Doanh Nhân/ Diễn đàn Doanh Nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) chia sẻ cùng Doanh Nhân/ Diễn đàn Doanh Nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Tùng – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) chia sẻ cùng Doanh Nhân/ Diễn đàn Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ kinh tế, chính sách đã “đúng lúc”, “đúng bệnh”

- Nhìn lại 2023, ông có thể cho biết đâu là những điểm nhấn đáng chú ý của ngành ngân hàng theo quan điểm của ông?

Như chúng ta đã biết bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước năm 2023 đều suy giảm sức cầu; cùng với đó trải qua 2 giai đoạn, đầu năm lãi suất rất cao và giai đoạn sau cuối năm 2023 cùng với chủ trương của NHNN lãi suất đã có sự điều chỉnh về mức thấp nhất trong lịch sử khoảng 10, thậm chí 20 năm qua.

Nếu so sánh với thời kỳ lãi suất cao nhất của năm 2023, thì thời điểm hiện nay, gần như khách hàng được giảm lãi suất trung bình khoảng 50% lãi suất. Ví dụ trung bình đầu năm khách hàng vay 12%, thì bây giờ có thể vay ở khoảng 6 - 7%. 

Tăng trưởng tín dụng trong 2023 cũng diễn ra như vậy. Đầu năm tăng trưởng rất khó. Nhưng bắt đầu nửa cuối 2023 tăng trưởng tín dụng đã tốt hơn và đặc biệt tháng 12 tín dụng tăng rất nhanh. Chẳng hạn như OCB chúng tôi dự kiến đạt mốc kế hoạch đặt ra ở đầu năm, tức là khoảng 20 -21%.

Ngoài ra chính sách tài khóa cũng rất hiệu quả, đặc biệt là thúc đẩy đầu tư công, có hiệu quả đòn bẩy với nền kinh tế, qua đó thúc đẩy nhu cầu nội địa tăng trưởng.

C

Phòng giao dịch hiện đại của OCB, mang đến những trải nghiệm hài lòng dành cho khách hàng

- Vậy đâu là những khó khăn của tín dụng và ngân hàng năm 2023?

Tôi nghĩ khó nhất là suy giảm về cầu. Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, suy giảm về cầu cũng là khó khăn nhất vì nó nằm ngoài khả năng tác động của bên cung, ở đây là bên NH. Đây chính là thách thức lớn nhất của các NH trong giai đoạn vừa qua. Thứ hai là do ảnh hưởng của các vụ việc tồn đọng trước đây, từ đó nhiều dự án cũng gặp khó khăn về vấn đề pháp lý, điều này dẫn đến hạn chế về thanh khoản vào đầu năm.

Ngoài ra, không thể tránh khỏi là do lạm phát toàn cầu tăng cao, Việt Nam cũng phải có những bước đi hết sức thận trọng, quyết liệt để kiềm chế lạm phát trong nước. Tuy nhiên hệ lụy của chính sách để kiểm soát lạm phát bao giờ cũng làm cho thanh khoản của hệ thống, dòng tiền bơm ra bị ảnh hưởng. Chính vì vậy tất cả những điều này dẫn đến lãi suất tăng cao. Chúng ta hình dung một bên cầu giảm, một bên giá tăng. Hai yếu tố cộng hưởng kép dẫn đến trở thành thách thức lớn của ngành ngân hàng (NH).

Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, trong giai đoạn vừa qua, lãi suất tăng cao thì ngành NH không được lợi gì. Bởi vì khi lãi suất cho vay tăng cao, đồng nghĩa với việc lãi suất huy động cũng tăng rất cao và bản chất, lãi suất tăng cao là do lãi suất huy động tăng trước, khiến các NH buộc phải nâng lãi suất huy động lên để đảm bảo an toàn về mặt thanh khoản. Khi nâng lên thì NIM cho vay giảm thấp. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cao cũng sẽ tăng áp lực đến tài chính doanh nghiệp, khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm dẫn đến khả năng rất nhiều khoản nợ trở thành nợ xấu. Đó là những thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng giai đoạn vừa qua.

>>> Thời gian trích lập dự phòng của các ngân hàng có thể kéo dài, vì sao?

>>> Chất lượng tài sản - Trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2024

- Trong năm qua chúng ta đã chứng kiến những chỉ đạo của Chính phủ liên tục để điều hành nền kinh tế. Tác động của các chỉ đạo đối với ngân hàng và thị trường như thế nào, theo ông?

Theo tôi, các chỉ đạo từ Chính phủ vừa đúng, vừa có thực tiễn. Đúng ở đây là đúng lúc, đúng “bệnh”. Còn đúng thực tiễn, bởi vì Chính phủ đã đưa ra các chính sách không chỉ ở tầm vĩ mô, mà còn giúp giải quyết ngay những ách tắc đang tồn tại. Ví dụ những chỉ đạo liên quan đến gỡ khó vấn đề pháp lý của các dự án cũng như liên quan đến vướng mắc của nhiều địa phương, điều đó tạo điều kiện rất tốt cho các dự án khôi phục lại kinh doanh, gỡ khó trong thủ tục vướng mắc giải ngân đầu tư công, từ đó tạo ra đòn bẩy phát triển.

Chính phủ có những tác động rất mạnh đến chính sách tiền tệ, ngân hàng; và NHNN cũng là đơn vị triển khai rất triệt để. Do đó mặc dù trong giai đoạn 6 tháng đầu năm do vấn đề thanh khoản thị trường, lãi suất rất cao, nhưng với những chỉ đạo quyết liệt từ NHNN nên cuối cùng lãi suất đã giảm nhanh.

Đặc biệt trong năm nay có hiện tượng lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động. Có sự cân bằng giữa quyền lợi của các NH và doanh nghiệp vay vốn. Cụ thể ở đây là các NH đã dám hy sinh quyền lợi của mình trong chuyện tiếp vốn cho nền kinh tế.

Chính phủ và NHNN cũng tạo ra thuận lợi tiếp vốn thông qua kết nối nhu cầu doanh nghiệp – ngân hàng. Các chương trình kết nối trước đây chỉ diễn ra trong một số địa bàn tại TP HCM nhưng trong giai đoạn 2023 được tổ chức trên diện rộng, cơ hội từ chương trình tạo ra rất tốt, giúp các ngân hàng có điều kiện hiểu, tiếp cận khách hàng để tìm được giải pháp gỡ khó, đồng hành cùng khách hàng.

Bên cạnh đó, Chính phủ và NHNN cũng đưa ra nhiều chính sách, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai nhiều chương trình cho vay, gỡ khó cho khách hàng. Cụ thể, như giai đoạn trước đây KH phải đáp ứng đáp ứng điều kiện tài chính rất cao để được vay vốn. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa rồi các NH cũng chủ động gỡ vướng cho các doanh nghiệp. Thậm chí có những doanh nghiệp gặp khó khăn trong những khoản trả nợ trước đây thì sẽ được cơ cấu lại nợ theo Thông tư 02 và đồng thời NH mạnh dạn tiếp vốn, hỗ trợ để các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh, sau đó họ mới trả nợ NH. 

2024: Những khó khăn chuyển hóa thành thuận lợi

Chuyển đổi số giúp OCB có nhiều lợi thế để hỗ trợ khách hàng

Chuyển đổi số giúp OCB có nhiều lợi thế để hỗ trợ khách hàng, bên cạnh các chính sách chủ động gỡ vướng cho doanh nghiệp

- 2024 là năm như thế nào, liệu các khó khăn đã hoàn toàn đi qua?

Trước hết, nói về bối cảnh, môi trường kinh doanh chung của ngành NH. Tôi nghĩ năm 2024 không ai dám nói quá lạc quan về bối cảnh kinh tế, kể cả toàn cầu lẫn trong nước. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể có cơ sở để tự tin, gồm:

Thứ nhất, chúng ta có thể kỳ vọng bối cảnh kinh tế toàn cầu không xấu hơn và những gì đã trải qua trong 2023 giúp chúng ta có kinh nghiệm cũng như khả năng đối chọi với khó khăn của 2024 nếu mọi vấn đề vẫn diễn ra như vậy. Thứ hai, đối với kinh tế trong nước, tôi tin rằng trong 2023 thì Chính phủ, NHNN, doanh nghiệp, người dân đã rất nỗ lực và điều đó cũng đang tạo những thay đổi; Bằng chứng là tăng trưởng tiêu dùng trong nước cũng như các hoạt động vẫn đạt ở mức khá cao. Tôi tin những nỗ lực gỡ khó, pháp lý doanh nghiệp như trong 2023 chuyển sang 2024 chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng kinh tế trong nước sẽ sáng hơn so với 2023.

Trong bối cảnh như vậy cộng nỗi lo thanh khoản như đầu năm 2023 có khả năng sẽ không xảy ra trong 2024, tôi nghĩ rằng ngành ngân hàng sẽ giải quyết được cả 2 vấn đề:

Thứ nhất, những gì khó khăn trước đây nay đã chuyển thành thuận lợi. Tức là nếu môi trường kinh doanh thuận lợi hơn thì cầu tín dụng sẽ tăng trưởng hơn. Nếu như thanh khoản tốt hơn thì giá cả huy động lẫn cho vay của NH sẽ rẻ hơn. Vướng mắc, khó khăn của 2023 sẽ phần nào được giải quyết trong 2024.

Thứ hai, trong 2024, tôi nghĩ rằng các NH cũng sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình tiếp cận, đồng hành, gỡ khó cùng KH. Phía NH cũng kỳ vong các doanh nghiệp gặp khó trong 2023 sẽ phục hồi trong 2024.

Thứ ba, hiện các NH vẫn triển khai rất mạnh mẽ các chương trình chuyển đổi số, giảm thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp với NH, thông qua đó cũng kích cầu, tăng tín dụng, tăng lượng thanh toán của NH.

Cá nhân tôi kỳ vọng bức tranh kinh doanh năm 2024 của ngành NH sẽ khá hơn. 

OCB

OCB kỳ vọng sẽ gia tăng cơ sở KH thông qua việc thay đổi sản phẩm dịch vụ, tích cực triển khai chương trình chuyển đổi số và tạo ra các sản phẩm số hóa mới trên thị trường

- Với cầu tín dụng dự báo tăng, theo ông lãi suất sẽ được dự báo như thế nào?

Như tôi đề cập, nếu nhìn trong quá trình dài phát triển của ngành NH thì có thể nói lãi suất NH đang ở giai đoạn thấp nhất. Thứ 2 nếu benchmark (lãi suất tối thiếu cho đầu tư) lãi suất Việt Nam với thị trường khác ví dụ với các nước phát triển thì trong cả 1 thời kỳ dài, lãi suất Việt Nam bao giờ cũng cao hơn, lý do là tiền đồng tăng giá hơn. Nhưng giai đoạn hiện nay lại rất khác, chúng ta gần như cân bằng lãi suất, thậm chí thấp hơn.

Có thể nói rằng lãi suất hiện nay ở điểm đáy trong chu kỳ thay đổi lãi suất. Một khi ở điểm đáy thì khả năng tăng lãi suất là có, nhưng tôi đánh giá tăng không cao, lý do chúng ta có sự điều hành, định hướng, bên cạnh đó thanh khoản tốt. Dù vậy, tôi cũng cho rằng lãi suất năm 2024 khó có khả năng thấp hơn.

- OCB sẽ có chiến lược kinh doanh như thế nào trong 2024 thưa ông?

Năm 2024, OCB tiếp tục triển khai chiến lược dài hạn với mục tiêu duy trì sự tăng trưởng, tiếp tục là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ tăng trưởng tài sản bao gồm dư nợ và huy động đều cao hơn so với 2023.

Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ gia tăng cơ sở KH thông qua việc thay đổi sản phẩm dịch vụ, tích cực triển khai chương trình chuyển đổi số và tạo ra các sản phẩm số hóa mới trên thị trường. Ví dụ trước đây chúng tôi tiếp cận KH qua hệ thống sale, nhưng ngày nay ngoài hệ thống sale và chi nhánh, NH cũng đã có những chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu KH, phát triển các bộ công cụ dựa trên công nghệ dữ liệu để đánh giá KH từ xa, làm cơ sở tự động hóa đánh giá khách hàng, phê duyệt cho vay.

Năm 2024, chúng tôi dự định sẽ giới thiệu một sản phẩm số rất độc đáo cho KH, dự kiến sẽ công bố vào quý I.

OCB cũng đặt mục tiêu kỳ vọng cao hơn về chỉ tiêu chất lượng tài sản và nợ xấu giảm.

Ông Nguyễn Đình Tùng

Ông Nguyễn Đình Tùng - TV HĐQT, TGĐ Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Năm 2023, chúng tôi đã thực hiện hỗ trợ khách hàng theo tình hình thực tế, những KH bị ảnh hưởng ít và vẫn đang hoạt động tốt thì chúng tôi sẵn sàng triển khai các chương trình hỗ trợ giảm lãi suất, giảm chi phí để KH tiếp tục hoạt động kinh doanh vững vàng hơn, thậm chí là giải quyết nhanh các nhu cầu gia tăng tín dụng. Thứ 2 là nhóm KH khó khăn không có khả năng trả nợ, thành nợ xấu hoặc NH phải cơ cấu, thì NH vẫn tiếp tục khoanh lại nợ cũ, hỗ trợ giải quyết cho vay theo hướng giúp KH vừa thực hiện được phương án kinh doanh mới, trả được nợ của khoản vay mới nhưng đồng thời tích lũy để trả được nợ khoản vay cũ. Trong nhóm này thậm chí NH có chính sách rất linh hoạt. Ví dụ, KH trong điều kiện bình thường chúng tôi yêu cầu tỷ lệ thế chấp và cho vay trên tài sản thế chấp không được cao hơn 70%; thì những KH này trong giai đoạn khó khăn sẽ khó đủ thứ bao gồm khó luôn tài sản thế chấp, chúng tôi sẽ gia tăng tỷ lệ cho vay/ tài sản thế chấp để gỡ khó - dĩ nhiên với điều kiện KH phải có phương án kinh doanh, NH phải kiểm soát rất chặt mục đích sử dụng vốn và nguồn thu. Thậm chí có KH không còn tài sản thế chấp thì NH cũng xem xét gỡ khó bằng cho vay tín chấp…

Bước sang năm 2024, trụ cột chiến lược quan trọng nhất của OCB vẫn là đồng hành với nhóm KH chiến lược của mình; một mặt phát triển sản phẩm mới, bổ sung sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với KH, mặt khác tiếp tục hỗ trợ nhóm KH còn gặp khó khăn, cố gắng tìm giải pháp giúp KH tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh doanh và đồng hành lâu dài với NH.

Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng sẽ cho ra đời 1 lúc 3 sản phẩm có cốt lõi tự động hóa phê duyệt cho vay, đây là sản phẩm độc đáo, hữu ích với KH ví dụ như lựa chọn mở thẻ tại OCB chỉ mất 1-2 phút, qua đó đem lại trải nghiệm đặc biệt để chinh phục KH.

Các vấn đề về nâng cấp tiêu chuẩn quản lý rủi ro vẫn rất quan trọng trong năm nay. Theo đó, OCB sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro, để các khoản vay mới được cho vay chặt chẽ hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và sức khỏe NH, hướng đến việc phát triển bền vững.

Cuối cùng, năm 2024, ngoài chiến lược KD thông thường, chúng tôi sẽ công bố chiến lược kinh doanh phát triển bền vững. Đây là vấn đề mà các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IFC, ADB… trong quá trình làm việc với OCB rất khuyến nghị thúc đẩy các chương trình xanh, phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội và quản trị minh bạch.

OCB thực tế cũng đã xây dựng các chuẩn mực xanh trong hoạt động từ nhiều năm trước, cụ thể như phối hợp IFC xây dựng chuẩn mực tín dụng xanh; nhưng trong năm 2024, OCB đưa các nội dung này thành chiến lược tổng thể, xây dựng thành khung ESG để điều chỉnh tất cả các sản phẩm OCB đưa ra thị trường, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn trong quản trị, quản lý nội bộ trong NH và xây dựng, bảo vệ môi trường, cộng đồng.

Với chiến lược này thì chúng tôi không chỉ mong muốn OCB có khả năng phát triển bền vững trong tương lai mà cũng sẽ có đóng góp nhất định vào sự phát triển bền vững của cộng đồng cũng như của Việt Nam. 

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CEO OCB Nguyễn Đình Tùng: Kỳ vọng bức tranh kinh doanh tốt hơn năm Giáp Thìn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714246286 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714246286 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10