Yếu tố then chốt trong thực hành ESG tại doanh nghiệp
Nhìn từ góc độ của nhà đầu tư hay chính sự phát triển của doanh nghiệp, ESG là minh chứng đảm bảo cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn và mang lại giá trị mới ổn định.
>>>Động lực tăng trưởng từ ESG
Ông Matthew Smith - Giám đốc nghiên cứu công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết:
Ban đầu, việc đầu tư ESG có thể gây tranh cãi bởi doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí, “ăn” vào dòng tiền. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển xanh hiện nay, ESG sẽ tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp nhận về “phần thưởng”.
Đó chính là doanh nghiệp nào duy trì các tiêu chuẩn và hành động ESG cao hơn sẽ được các nhà đầu tư nhìn nhận tích cực hơn. Điều này có lý do bởi:
Thứ nhất, rủi ro được nhận thức thấp hơn. Các nhà đầu tư xem những doanh nghiệp thực hành ESG mạnh mẽ sẽ ít rủi ro hơn, xuất phát từ niềm tin, doanh nghiệp này được quản lý tốt hơn và nhạy bén hơn với các rủi ro và cơ hội tiềm năng.
Thứ hai, dễ dàng tiếp cận vốn do thị trường vốn ưa chuộng các công ty xuất sắc trong tiêu chuẩn ESG.
Thứ ba, giá trị cao hơn, các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn cho sự ổn định và bền vững.
Với doanh nghiệp, thực hành ESG có thể tăng cường đáng kể lợi nhuận và dòng tiền. Với việc giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tác động môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị, doanh nghiệp có thể tạo ra một tiền ổn định và dự đoán được hơn.
Sự giảm rủi ro này chuyển thành tỷ lệ chiết khấu thấp hơn trên dòng tiền tương lai, dẫn đến giá trị hợp lý cao hơn cho công ty. Nói đơn giản, thị trường đánh giá cao các công ty này hơn vì chúng được coi là các khoản đầu tư an toàn hơn với tương lai bền vững.
Với ý nghĩa trên, thực hành ESG ở doanh nghiệp, trong 3 yếu tố E (môi trường) S (xã hội) và G (quản trị), tôi cho rằng, chữ G là then chốt. Quản trị doanh nghiệp là nền tảng mà trên đó trách nhiệm môi trường và xã hội được xây dựng.
Nếu không quản trị mạnh mẽ, các nỗ lực trong bền vững môi trường và trách nhiệm xã hội có thể bị thất bại. Ngược lại, quản trị tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp được quản lý tốt, minh bạch và có trách nhiệm; tạo tiền đề cho các thực hành môi trường và xã hội vững chắc được phát triển.
Các yếu tố ESG đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quyết định tài chính và định giá công ty. Bằng cách đón nhận quản trị mạnh mẽ, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu suất ESG mà còn đảm bảo vị trí của mình như là các cơ hội đầu tư hấp dẫn. Các nhà đầu tư, theo đó, có thể mong đợi các khoản đầu tư ổn định, bền vững và có lợi nhuận cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính
05:26, 24/04/2024
ESG – Giấy thông hành phát triển bền vững của doanh nghiệp
13:00, 19/04/2024
Gỡ nút thắt cho đầu tư ESG tại Việt Nam
05:00, 09/04/2024
Thực hiện ESG đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới
01:00, 21/03/2024
ESG - “bệ đỡ” để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
20:46, 18/03/2024
Thực hiện ESG nâng cao vị thế doanh nghiệp
03:20, 16/03/2024
Thực hành ESG: “Cánh cửa” hướng tới phát triển bền vững
14:04, 14/03/2024
ESG - chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và thương hiệu
03:00, 09/03/2024
Nâng cao uy tín doanh nghiệp bằng “chiến lược” ESG
14:00, 07/03/2024
ESG giúp doanh nghiệp “biến gánh nặng” môi trường thành tài sản
02:30, 07/03/2024