Không dễ rời bỏ Trung Quốc
Tầm quan trọng của Trung Quốc trong vài thập kỷ tới là công nghiệp năng lượng xanh, chất bán dẫn và sự có mặt của họ khắp thế giới.
>>Gói giải cứu bất động sản mới của Trung Quốc chỉ như "muối bỏ bể"
Trong khi giới kinh doanh toàn cầu sốt sắng triển khai kế hoạch rời bỏ Trung Quốc, hoặc “Trung Quốc +1” thì cường quốc châu Á vẫn cho thấy mình quá quan trọng để nhiều quốc gia khác khó có thể bị bỏ qua.
Những gì xảy ra tại Trung Quốc đều ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp trên thế giới. Điều này không khó chứng minh, nó quá rõ trong đại dịch COVID1-19, thiếu điện cục bộ hay các thay đổi chính sách kinh tế ở thượng tầng chính trị.
Giai đoạn cuối năm 2021, khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc bắt đầu lan rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà máy Toyota, trang trại chăn cừu ở Australia; làm chậm tiến độ sản xuất điện thoại Iphone...
Giám đốc điều hành JPMorgan châu Á - Thái Bình Dương, Sjoerd Leenart nói: “Bạn không thể bỏ qua Trung Quốc, bạn phải kinh doanh ở đó, ngay cả khi bạn quyết định không kinh doanh ở đó, bạn cũng cần nắm bắt được chuyện gì đang xảy ra ở đó”.
Xét về sức mua tương đương, GDP Trung Quốc hiện chiếm 19% GDP toàn cầu và 48% GDP của châu Á. Do đó, những gì xảy ra ở Trung Quốc, có thể ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp trên toàn thế giới.
Các nhà đầu tư đang nuôi hy vọng về nhiều dấu hiệu phục hồi kinh tế, để lấy lại niềm tin vào Trung Quốc. Nền kinh tế số 2 thế giới đã bị đình trệ trong vài năm qua, do lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn.
GDP trong quý 1/2024 của Trung Quốc đã tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm trước - nhanh hơn mức tăng 5,2% trong quý 4/2023 và 4,6% mà các nhà kinh tế được Reuters khảo sát dự báo.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 quốc gia. Theo tổ chức nghiên cứu Wilson Center (Mỹ), nước này vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam...
CEO JPMorgan châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: “Trung Quốc vẫn còn nhiều thứ để bán, và những sản phẩm đó vẫn được săn lùng trên toàn thế giới. JPMorgan đã ở Trung Quốc được 103 năm. Vì vậy, chúng tôi đã có tầm nhìn dài hạn về Trung Quốc và chúng tôi sẽ ở đây trong 100 năm tới”.
>>Nhiều doanh nghiệp châu Âu “khó thở” tại Trung Quốc
Điều mà những nhà đầu tư quốc tế còn quan tâm không phải là giá trị của Trung Quốc đã thể hiện vài thập kỷ qua. Câu hỏi lớn nhất lúc này là trong vài thập kỷ tới Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào với tăng trưởng khu vực và thế giới?
Đơn cử, đối với năng lượng “sạch”, xu hướng kinh tế “xanh”, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và châu Âu trở thành “đại lý cung ứng” lớn nhất toàn cầu. Đây là lý do mà một số tổ chức độc lập đại diện cho doanh nghiệp Mỹ đấu tranh chống lại sắc lệnh tăng thuế lên 100% của ông Joe Biden với xe điện Trung Quốc.
Với các công ty châu Âu, họ không tài nào sản xuất được sản phẩm sử dụng cho kinh tế “xanh” - có giá bán cạnh tranh tranh - nếu không kết nối vào chuỗi cung ứng Trung Quốc. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu.
Không có nhiều công ty dám quả quyết sẽ chỉ dùng con chip do Mỹ và châu Âu thiết kế và sản xuất. Bởi vì, giá thành của nó sẽ gấp đôi, gấp ba so với Trung Quốc sản xuất. Xét về lợi thế chi phí sản xuất, khó có nền kinh tế nào có thể vượt qua Trung Quốc trong vài mươi năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Trung Quốc vẫn chật vật, khả năng có thêm hỗ trợ chính sách
04:00, 16/05/2024
Kinh tế Trung Quốc chững lại, giới trẻ săn vàng để tiết kiệm
03:30, 30/04/2024
Điều chưa biết về kinh tế Trung Quốc
03:00, 08/04/2024
Hệ lụy khi kinh tế Trung Quốc ở “ngã ba đường”
04:00, 26/03/2024
“Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc
04:00, 15/02/2024