Hệ lụy khi kinh tế Trung Quốc ở “ngã ba đường”

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/03/2024 04:00

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, nếu thị phần hàng Trung Quốc cứ tăng 1 điểm phần trăm thì giá cả hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ giảm 2%.

Trung Quốc tăng cường xuất khẩu khiến nhiều nước lo sợ

Trung Quốc tăng cường xuất khẩu khiến nhiều nước lo sợ

>>Thế giới sắp "tràn ngập" hàng giá rẻ từ Trung Quốc

Tình trạng giảm phát, nhu cầu tiêu dùng nội địa suy giảm và những tàn tích cũ giờ đây đang cản trở nền kinh tế Trung Quốc. Những gì mà các nhà hoạch định chiến lược đề ra chỉ là cố gắng ép guồng máy cũ sản sinh ra động lực tăng trưởng mới.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva khuyến nghị: Trung Quốc có hai lựa chọn lúc này, quay lại các chính sách kinh tế cũ hoặc chọn cải cách để thúc đẩy tăng trưởng.

Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, các chuyên gia tin rằng, nếu cải cách đúng hướng kinh tế, Trung Quốc có thể tăng trưởng thêm 20% trong vòng 15 năm tới, tương đương 3,5 nghìn tỷ USD.

Chính phủ Trung Quốc thừa nhận mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm nay là không dễ dàng, đặc biệt khi nước này tiếp tục đối mặt với tình trạng dư thừa công suất và áp lực giá cả chững lại trong bối cảnh khủng hoảng tài sản và nợ.

Những động thái về chính sách vĩ mô từ sau đại dịch COVID-19 đến nay phần nào làm suy giảm niềm tin nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những thách thức ngắn hạn là chuyển đổi lĩnh vực bất động sản sang một nền tảng bền vững hơn và giảm rủi ro nợ của chính quyền địa phương.

Đặc điểm chính của tăng trưởng chất lượng cao mà cường quốc châu Á hướng tới sẽ cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước. Chính điểm nghẽn này khiến rất nhiều nền kinh tế chịu ảnh hưởng liên đới.

Nhiều nơi trên thế giới khiếp sợ trước làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ như đã diễn ra vào cuối thập niên 90 đến đầu những năm 2000. Với khả năng sản xuất siêu khủng, hàng tỷ tấn hàng hóa tồn đọng trong nước bắt buộc nước này tìm cách đẩy ra bên ngoài.

Ví dụ, “làn sóng thép” Trung Quốc là không thể ngăn chặn ở Đông Nam Á, đánh bại mọi doanh nghiệp cùng lĩnh vực nhờ mức giá rẻ, thuế thấp, quan trọng hơn nữa là chuỗi cung ứng đã vươn đến bất cứ đâu trên địa cầu.

Các nhà máy của Trung Quốc đang sản xuất nhiều ô tô, máy móc, hàng điện tử tiêu dùng, hàng gia dụng,…- nhiều hơn rất nhiều so với sức tiêu thụ của nền kinh tế trong nước.

Mối đe dọa hiện nay cũng lớn hơn so với trước. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2022, Trung Quốc chiếm 31% sản lượng sản xuất toàn cầu và 14% tổng hàng hóa xuất khẩu trên thế giới. Trong khi đó, hơn 2 thập kỷ trước, tỷ lệ này của Trung Quốc chỉ lần lượt là dưới 10% và dưới 5%.

>>“Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc

Thép Trung Quốc đang hoành hành tại thị trường Đông Nam Á

Thép Trung Quốc đang hoành hành tại thị trường Đông Nam Á

Thứ nhất, làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc giúp thế giới đánh bại lạm phát. Nhu cầu yếu kết hợp với hàng hóa phong phú dẫn đến cuộc “đại hạ giá” trên phạm vi toàn cầu.

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy thị phần hàng Trung Quốc cứ tăng 1 điểm phần trăm thì giá cả hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ giảm 2%. Điều này mang lại cơ hội cho tầng lớp thu nhập thấp, đồng thời cũng lấy đi cơ hội của những doanh nghiệp lớn.

Thứ hai, trong bối cảnh thương chiến Trung - Mỹ chưa được “tháo ngòi”, sự xuất hiện của hàng hóa Trung Quốc tại các quốc gia thứ 3 là mối nguy rất lớn, có thể phát sinh thên cuộc chiến thuế quan, phòng vệ thương mại.

Để bảo vệ thị trường nội địa, nhiều quốc gia dựng lên “hàng rào” nghiêm ngặt hơn. Các siêu cường còn có khả năng trừng phạt, trả đũa. Như vậy, trật tự thương mại toàn cầu có nguy cơ bị xáo trộn.

Có thể bạn quan tâm

  • “Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc

    “Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc

    04:00, 15/02/2024

  • Kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi như kỳ vọng?

    Kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi như kỳ vọng?

    03:00, 06/02/2024

  • Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?

    Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?

    03:00, 01/02/2024

  • Những thách thức chưa từng có với kinh tế Trung Quốc

    Những thách thức chưa từng có với kinh tế Trung Quốc

    03:00, 30/01/2024

  • Khủng hoảng nhân khẩu học

    Khủng hoảng nhân khẩu học "đe dọa" kinh tế Trung Quốc

    04:00, 18/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ lụy khi kinh tế Trung Quốc ở “ngã ba đường”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO