Vai trò ESG trong định hướng phát triển bền vững tại doanh nghiệp

Minh Nguyễn 01/06/2024 08:40

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là giá trị cốt lõi, giữ vị thế then chốt trong việc xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững một cách toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường (ESG) là điều tất yếu.

>>Yếu tố then chốt trong thực hành ESG tại doanh nghiệp

Hội nghị đầu tư ESG Việt Nam 2024: “Hướng đến tương lai bền vững và bền bỉ thông qua hợp tác chiến lược, sáng tạo và hòa nhập”

Hội nghị đầu tư ESG Việt Nam 2024: “Hướng đến tương lai bền vững và bền bỉ thông qua hợp tác chiến lược, sáng tạo và hòa nhập”

Tại sao ESG là tiêu chí doanh nghiệp phải thực hiện?

ESG không chỉ là xu hướng mà còn chính là kim chỉ nam trong công cuộc số hóa, qua đó kết hợp và hoàn thiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại doanh nghiệp.

Tại Hội nghị đầu tư ESG Việt Nam 2024: “Hướng đến tương lai bền vững và bền bỉ thông qua hợp tác chiến lược, sáng tạo và hòa nhập” vừa tổ chức tại TP.HCM, Hội nghị hướng đến việc thúc đẩy các dự án ESG, từ đó xây dựng một tương lai Việt Nam bền bỉ, hòa nhập và thịnh vượng.

Bà Van Ly, đối tác tại Raise Partners, nhấn mạnh: “ESG hiện không chỉ được xem là một phần của CSR hay hoạt động tiếp thị nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Giờ đây, ESG đã trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, quan hệ đối tác pháp lý, hệ thống chứng nhận và tiêu chí đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động củng cố chính sách ESG để đáp ứng yêu cầu quốc tế, từ đó mở ra cánh cửa cho sự tăng trưởng và mở rộng….”.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và quốc gia, yếu tố then chốt nằm ở vai trò lãnh đạo và khả năng chuyển đổi các giá trị thành những hoạt động thực tiễn một cách có chiến lược. Theo bà Quyên Vưu, Giám đốc điều hành Biti's: "Việc xây dựng một chiến lược ESG hiệu quả không chỉ đơn giản là đặt ra mục tiêu. Để đạt được thành công lâu dài, chiến lược này cần được xây dựng dựa trên nền tảng giá trị lãnh đạo của tổ chức và được triển khai trên toàn bộ các cấp trong doanh nghiệp."

Cũng tại diễn đàn Lãnh đạo 2024 với chủ đề “Lãnh đạo kiến tạo tương lai” bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Chủ tịch HĐQT PNJ chia sẻ: “Với mong mong muốn khuyến khích doanh nghiệp Việt tâm huyết xây dựng đội ngũ và văn hóa tổ chức có tính kiên hoạt và bao dung; hiệp lực cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khẳng định thế mạnh của mình trong khu vực; triển khai chiến lược ESG để kịp thời chuyển hóa mô hình kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, kiến tạo tương lai,..”.

>>Khơi thông nguồn vốn xanh, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ESG

Diễn đàn Lãnh đạo 2024 với chủ đề “Lãnh đạo kiến tạo tương lai”

Diễn đàn Lãnh đạo 2024 với chủ đề “Lãnh đạo kiến tạo tương lai”

Hay dưới góc nhìn của quỹ đầu tư, đại diện Ventures nhìn vào khi lựa chọn doanh nghiệp để đồng hành như ngành nghề, quy trình đầu tư của doanh nghiệp có đúng tầm nhìn và có thể phát triển bền vững không? nội tại doanh nghiệp phải phát triển bền vững như thế nào?... Bên cạnh đó, quy trình đầu tư của doanh nghiệp cần bổ sung các tiêu chí về ESG. Tuy nhiên, đại diện Ventures cho biết, nhiều doanh nghiệp đã được quỹ lựa chọn nhưng lại không đáp ứng được tiêu chí ESG mà quỹ đề ra. Nhưng là quỹ đầu tư, nên chúng tôi không thể “bỏ qua” lợi nhuận những doanh nghiệp đầu tư có lãi nhưng chưa hoàn thiện các tiêu chí ESG. Vì vậy, Ventures sẽ đóng vai trò “tư vấn” doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận vào ESG.

Cũng theo ý kiến của các doanh nghiệp, để thu hút đầy đủ nguồn vốn xanh và thúc đẩy hiệu quả các dự án xanh, cần có các chính sách và định hướng chiến lược rõ ràng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nhiều dự án trọng điểm, bao gồm phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo cho các khu công nghiệp và dịch vụ, lưới điện thông minh và hệ thống lưu trữ năng lượng, đang cần nguồn tài chính để triển khai và phát triển, góp phần vào đà tăng trưởng của Việt Nam.

Tại phiên thảo luận “Tầm nhìn đầu tư vào bền vững” ông Bruno Jaspaert, Giám đốc điều hành tại Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất và nông nghiệp ưu tiên xây dựng khả năng phục hồi và áp dụng các biện pháp mang tính bền vững để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động tốt trước tác động của mọi trường. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp như nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá nguồn cung, triển khai biện pháp thích ứng và nâng cao năng lực lao động…”.

Nguồn nhân lực cũng là yếu tố tiên quyết trong tiêu chí ESG

Phát triển bền vững, doanh nghiệp không thể bỏ qua vai trò phát triển nguồi nhân lực. Vì vậy, việc đầu tư con người và thúc đẩy bình đẳng giới trong quá trình chuyển đổi năng lượng là một yếu tố quan trọng khác để thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc ESG. Bởi theo ý kiến của các chủ doanh nghiệp, đầu tư vào nguồn nhân lực là chìa khóa để Việt Nam củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cũng như đảm bảo tăng trưởng bền vững và khả năng thích ứng trước những thách thức đang diễn ra.

Đồng quan điểm này, bà Thủy Nguyễn, Giám đốc Điều hành Cấp cao Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) cho biết, sứ mệnh cao cả hơn của BUV là đào tạo một thế hệ trẻ có ý thức về trách nhiệm xã hội và môi trường, những người sẽ góp phần thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam.

Hay giám đốc của một doanh nghiệp chia sẻ: Ở công ty chúng tôi, ban lãnh đạo hay các quản lý dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng lắng nghe và học hỏi các góc nhìn, kiến thức mới từ các nhân sự trẻ tuổi nhất công ty là một trong những ví dụ tiêu biểu. Qua đó, mọi khoảng cách về thế hệ hay cấp bậc trong công ty hoàn toàn được xóa bỏ và môi trường làm việc trở nên cởi mở, hòa hợp hơn bao giờ hết để cùng nhau học tập và phát triển.

Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, chấm dứt phá rừng vào năm 2030 và giảm thiểu khí nhà kính. Để thực hiện những cam kết này, Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư lên đến 368 tỷ USD cũng như thúc đẩy các hoạt động quan hệ đối tác công – tư.

Đại diện Kho bạc BIDV cho biết, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai khung tín dụng bền vững, sáng kiến tài chính xanh của BIDV đã tiếp cận hơn 1.300 khách hàng và dự án chỉ trong năm 2023, với tổng dư nợ cuối năm đạt 2,68 tỷ USD. Điều này cho thấy rõ vai trò quan trọng của các ngân hàng trong việc thu hẹp khoảng cách tài chính bền vững tại Việt Nam. Và không chỉ BIDV, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cam kết cam kết sẽ đồng hành cùng chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố then chốt trong thực hành ESG tại doanh nghiệp

    Yếu tố then chốt trong thực hành ESG tại doanh nghiệp

    02:00, 24/05/2024

  • Động lực tăng trưởng từ ESG

    Động lực tăng trưởng từ ESG

    11:05, 23/05/2024

  • Khơi thông nguồn vốn xanh, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ESG

    Khơi thông nguồn vốn xanh, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ESG

    15:14, 02/05/2024

  • ESG – Giấy thông hành phát triển bền vững của doanh nghiệp

    ESG – Giấy thông hành phát triển bền vững của doanh nghiệp

    13:00, 19/04/2024

  • Gỡ nút thắt cho đầu tư ESG tại Việt Nam

    Gỡ nút thắt cho đầu tư ESG tại Việt Nam

    05:00, 09/04/2024

  • Thực hiện ESG đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới

    Thực hiện ESG đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới

    01:00, 21/03/2024

  • ESG - “bệ đỡ” để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

    ESG - “bệ đỡ” để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

    20:46, 18/03/2024

Minh Nguyễn