Gian nan con đường "xanh hóa" thép Trung Quốc

CẨM ANH 05/06/2024 11:00

Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc là một phần quan trọng trong nỗ lực phi cacbon hóa.

>> Thép Trung Quốc giá rẻ lại “đe dọa” doanh nghiệp trong nước

 Ngành Thép khổng lồ của Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc giảm thiểu phát thải khí carbon

Ngành thép khổng lồ của Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc giảm thiểu phát thải khí carbon

Ngành thép hiện nay đang được giám sát chặt chẽ. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính rằng riêng sản xuất thép đã đóng góp 8% lượng khí thải nhà kính liên quan đến năng lượng toàn cầu.

Trên thực tế, thép là một trong những vật liệu xây dựng và kỹ thuật quan trọng nhất thế giới. Thép vẫn đóng vai trò thiết yếu đối với nhiều ngành công nghệ mới có tốc độ tăng trưởng cao, trong khi vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong mọi thứ, từ ô tô đến xây dựng, từ tủ lạnh đến máy giặt, từ tàu chở hàng đến dao mổ.

Là quốc gia sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và con đường hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Ngành này đóng góp khoảng 17% lượng khí thải hàng năm của Trung Quốc, chỉ đứng sau sản xuất điện. 

Tuy nhiên, rất khó để giảm lượng khí thải carbon từ sản xuất thép do các yếu tố như tuổi thọ dài của lò cao và chi phí thay thế tài sản cao.

Mặc dù vậy, điều đáng khích lệ là các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang theo đuổi một số lựa chọn có thể loại bỏ hầu hết lượng khí thải carbon liên quan đến sản xuất. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể thử thay thế các lò cao truyền thống chạy than bằng lò hồ quang điện (EAF), sử dụng điện tái tạo và phế liệu thép chất lượng cao, giúp sản xuất thép thân thiện hơn với môi trường. 

Nhưng thách thức của phương pháp sản xuất này là càng phổ biến thì nhu cầu về phế liệu chất lượng cao càng lớn, vốn chỉ có ở một số khu vực nhất định. Điều đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất thép.

>> Ngành thép vẫn đối mặt với rủi ro cạnh tranh từ thị trường thép Trung Quốc

Ansteel Group là một trong những tập đoàn sản xuất thép lâu đời và lớn nhất Trung Quốc, có trụ sở chính tại tỉnh Liêu Ninh.

Ansteel Group là một trong những tập đoàn sản xuất thép lâu đời và lớn nhất Trung Quốc, có trụ sở chính tại tỉnh Liêu Ninh.

Mặt khác, ông Rag Udd, Giám đốc thương mại của công ty khai khoáng và kim loại đa quốc gia BHP, các doanh nghiệp thép có thể cân nhắc lắp đặt thiết bị thu giữ carbon tại các nhà máy thép hiện có. Công nghệ này có thể cho phép các nhà sản xuất thép tiếp tục vận hành nhà máy của họ mà không ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu.

Theo ông Udd, các dự án thu giữ carbon tại các nhà máy thép vẫn đang trong giai đoạn thí điểm và cần phải tiếp tục đầu tư để giảm chi phí của công nghệ này nhằm mục tiêu biến nó thành một giải pháp khả thi trên quy mô lớn.

Lựa chọn cuối cùng là áp dụng các công nghệ dựa trên hydro xanh. Chắc chắn, hydro xanh vẫn là một ngành công nghiệp mới ra đời và việc sản xuất nó phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng tái tạo. Nếu hydro xanh có thể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, nó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải CO2 của ngành thép.

Các chuyên gia ước tính rằng, bằng cách chuyển sang hydro, Trung Quốc có thể tiết kiệm gần 2 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2020-2060, so với việc sử dụng các giải pháp năng lượng sạch khác để đạt được mức trung hòa carbon trong công nghiệp. Ngoài ra, chi phí điện tái tạo đang giảm, giúp giảm thêm chi phí sản xuất hydro xanh và tăng cường tiềm năng mở rộng quy mô của nó.

Chuyên gia này lưu ý, để các biện pháp cải tiến này mang lại hiệu quả lớn, cần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, việc hợp tác giữa BHP với China Baowu Steel Group và HBIS Group, còn được gọi là Hebei Iron and Steel đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ công nghệ và cùng phát triển các công nghệ mới giúp giảm lượng carbon phát thải. Điều này đang góp phần "xanh hóa" ngành thép.

Mặc dù vậy, con đường phía trước có thể sẽ rất khó khăn. Công nghệ sản xuất thép và công nghệ dựa trên hydro vẫn còn non trẻ và tốn kém, cần mức đầu tư ngày càng lớn để mở rộng quy mô ở cả khía cạnh sản xuất và tiêu thụ. 

Không có con đường khả thi nào để giảm thiểu biến đổi khí hậu nếu Trung Quốc, quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, không giảm lượng khí thải carbon của mình. Trong số các động lực GDP chính của Trung Quốc, ngành thép đóng vai trò quan trọng hơn cả trong các nỗ lực phi carbon hóa. 

Do đó, sự hỗ trợ của chính phủ, cả ở cấp trung ương và địa phương sẽ là chìa khóa để "xanh hóa" ngành thép của Trung Quốc. Mục tiêu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Trung Quốc đưa lượng phát thải carbon đạt đỉnh trước cuối năm 2030, và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060 có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa. Áp lực chính trị mà nó tạo ra sẽ giúp duy trì hỗ trợ tài chính cho các thử nghiệm hydro xanh trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc “giải cứu” bất động sảnp/Kỳ I: Bước đi mới

    Trung Quốc “giải cứu” bất động sản Kỳ I: Bước đi mới

    14:03, 04/06/2024

  • Ô tô điện Trung Quốc quyết tâm mở thị trường Việt Nam

    Ô tô điện Trung Quốc quyết tâm mở thị trường Việt Nam

    04:56, 04/06/2024

  • Trung Quốc âm thầm chiếm lĩnh chuỗi cung ứng công nghệ Đông Nam Á

    Trung Quốc âm thầm chiếm lĩnh chuỗi cung ứng công nghệ Đông Nam Á

    03:00, 02/06/2024

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "đột phá" AI, tham chiếu nào cho Việt Nam?

    02:30, 02/06/2024

  • Mỹ tăng thuế với Trung Quốc (Kỳ II): Những tác động khó lường

    Mỹ tăng thuế với Trung Quốc (Kỳ II): Những tác động khó lường

    12:00, 01/06/2024

  • Trung Quốc bị gạt khỏi chuỗi cung ứng mới?

    Trung Quốc bị gạt khỏi chuỗi cung ứng mới?

    04:00, 01/06/2024

  • Trung Quốc tăng vốn đầu tư củng cố năng lực sản xuất chip

    Trung Quốc tăng vốn đầu tư củng cố năng lực sản xuất chip

    03:00, 31/05/2024

CẨM ANH