Trung Quốc "đột phá" AI, tham chiếu nào cho Việt Nam?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/06/2024 02:30

Trung Quốc là quốc gia có tốc độ phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nhanh nhất thế giới nhờ nền tảng đã được xây dựng từ nửa thế kỷ trước.

>> Phát triển AI - Cần hành lang pháp lý phù hợp

Đây là một kinh nghiệm đáng tham khảo cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong việc thúc đẩy phát triển AI.

 Trợ lý ảo AI của Viettel được giới thiệu với cộng đồng công nghệ thế giới tại MWC 2024.

Trợ lý ảo AI của Viettel được giới thiệu với cộng đồng công nghệ thế giới tại MWC 2024.

Tầm nhìn trước thời đại

Thế giới ngã mũ thán phục ông Đặng Tiểu Bình không chỉ vì thành quả mà ông tạo ra cho đất nước Trung Quốc. Xét về tài năng cá nhân, ông Đặng Tiểu Bình xứng đáng xếp vào hàng ngũ những nhà chính trị - kinh tế xuất chúng nhất thế kỷ 20. Một trong những minh chứng là tầm nhìn về vai trò của khoa học, công nghệ với sự nghiêp cách tân đất nước.

Năm 1970, ông Đặng Tiểu Bình đưa ra tuyên bố “khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính”; “thế giới có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”. Cả hai phát biểu này đều liên quan đến lĩnh vực khoa học - kinh tế quan trọng nhất hiện nay, đó là AI.

Năm 1981, Hiệp hội AI Trung Quốc ra đời, với sự dẫn dắt của Tiến sĩ Qin Yuanxun - người xuất thân từ Đại học danh tiếng Havard. Ở trong nước, các trường Đại học Thanh Hoa, Phúc Đán, Bắc Kinh được chọn làm trung tâm nghiên cứu trọng điểm về AI.

Đầu thập niên 90, AI được đưa vào “kế hoạch công nghệ của Trung Quốc”. Từ năm 2000, Trung Quốc rầm rộ cho ra đời hàng loạt quỹ đầu tư và phát triển công nghệ thông minh.

Sau khi đạt được một số thành tựu mang tính bản lề, kế hoạch công nghệ tiên tiến của Trung Quốc được xác định rõ ràng hơn. Từ giai đoạn 2020 – 2025 “thu hẹp khoảng cách với phương Tây”; từ năm 2025 “bước đột phá về AI sẽ được triển khai trong nhiều lĩnh vực”; từ 2030 trở đi “lãnh đạo thế giới về AI”.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực AI. Năm ngoái, nước này phê duyệt tới 11 ứng dụng mới về AI, cho phép người dùng trải nghiệm đầy đủ 4 khả năng cốt lõi của AI tạo sinh: Hiểu, thu thập thông tin, lý luận và ghi nhớ. Riêng tháng 1/2024, Trung Quốc công bố thương mại hóa thêm 14 ứng dụng AI, tổng cộng có tới 40 ứng dụng ra đời trong nửa năm.

>> Những công việc nào sắp bị thay thế bởi AI?

Một trong số đó là Chatbot AI Ernie Bot được phát triển bởi Baidu, đã thu hút 200 triệu lượt dùng/ngày. Hàng loạt công ty sáng tạo AI nối đuôi nhau ra đời. Trong vòng 3 tháng tính tới đầu tháng 5/2024, có 4 công ty khởi nghiệp về AI được định giá 1,2 - 2,5 tỷ USD, bao gồm Zhipu AI, Moonshot AI, MiniMax và 01.ai. Trên toàn Trung Quốc có tới 262 công ty như vậy cùng cạnh tranh để cung cấp các dịch vụ tương tự, hầu như không có chỗ cho các ứng dụng nước ngoài.

 Chatbot AI Ernie Bot được phát triển bởi Baidu đã thu hút 200 triệu lượt dùng/ngày.

Chatbot AI Ernie Bot được phát triển bởi Baidu đã thu hút 200 triệu lượt dùng/ngày.

Tham chiếu cho Việt Nam

Trong bất cứ việc gì, người Trung Quốc luôn đặt cho mình kế hoạch rất chi tiết, bài bản. Trong điều kiện bình thường, tầm nhìn chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc luôn đi trước thời đại. AI chỉ là một trong rất nhiều chương trình lớn mà nước này đã thành công rực rỡ.

Với nguồn lực tài chính- yếu tố tiên quyết của mọi kế hoạch kinh tế - công nghệ, Trung Quốc có những ngân hàng lớn chuyên biệt cấp vốn cho các chương trình lớn của Chính phủ. Tất cả được triển khai đúng với quyết tâm chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc có cơ chế linh hoạt để huy động và sử dụng nguồn vốn rẻ từ thói quen gửi tiết kiệm của người dân.

Người Trung Quốc luôn biết cách tận dụng học hỏi từ các nước phát triển, sau đó lui về trong nước khởi nghiệp. Yang Zhilin - nhà sáng lập công ty AI Moonshot được định giá 2,5 tỷ USD đã thực tập tại Google Brain AI và Meta AI. Hay như CEO Baidu, tỷ phú Robin Li học đại học ở Mỹ và kinh qua rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu “xứ cờ hoa” trước khi trở về đại lục lập nghiệp. Đó là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo để góp phần thúc đẩy phát triển AI.

Tại Việt Nam, AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử... Tuy nhiên, để thúc đẩy AI phát triển mạnh mẽ hơn nữa, theo nhiều chuyên gia, trước hết Việt Nam cần chú trọng tới phát triển hạ tầng cho AI, có nghĩa phải thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hạ tầng công nghệ thông tin và các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm AI. Bên cạnh đó, cần phát triển một cộng đồng nhân lực về AI, hình thành hệ sinh thái AI để hỗ trợ thúc đẩy công nghệ AI phát triển trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi cả nước. Đặc biệt, cần có cơ chế quản lý thử nghiệm AI. Ngoài ra, cần xây dựng bộ quy tắc AI, trong đó nhấn mạnh tới việc bảo vệ quyền riêng tư, sự an toàn, tự do của người dùng; bảo mật hệ thống…

Có thể bạn quan tâm

  • Trí tuệ nhân tạo bước đệm phát triển vững chắc cho công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Trí tuệ nhân tạo bước đệm phát triển vững chắc cho công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    14:08, 09/04/2024

  • Bí quyết để trở thành kỳ lân của công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo

    Bí quyết để trở thành kỳ lân của công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo

    01:25, 28/01/2024

  • Thúc đẩy trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

    Thúc đẩy trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

    00:30, 10/11/2023

  • Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?

    Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?

    02:00, 23/10/2023

  • Trí tuệ nhân tạo… đi họp hộ

    Trí tuệ nhân tạo… đi họp hộ

    00:06, 31/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc "đột phá" AI, tham chiếu nào cho Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO