PHR đi “giật lùi”

HÀ PHƯƠNG 10/06/2024 02:00

Do gặp nhiều khó khăn, thách thức, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hoà (HoSE: PHR) dự kiến đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 giảm mạnh so với năm 2023.

>>>Động lực tăng giá của cổ phiếu ngành cao su

Với dự báo kết quả kinh doanh không mấy khả quan, PHR dự chia cổ tức năm 2024 bằng tiền tối thiểu 12,35%, tương đương hơn 167 tỷ đồng.

 Lợi nhuận từ công ty, dự án trong mảng KCN của PHR.

Lợi nhuận từ công ty, dự án trong mảng KCN của PHR.

Giảm kế hoạch kinh doanh

Trong quý 1/2024, giá vốn hàng bán của PHR giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 250 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp trong quý này của PHR đạt 72,4 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với mức 46,2 tỷ đồng tại cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm từ 39,4 tỷ đồng xuống còn 29,5 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 0,02% lên 8,31 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1,7% lên 20,6 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của PHR quý 1 đạt 78,4 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước do trong quý 1/2023 PHR đã ghi nhận được một khoản doanh thu 200 tỷ đồng từ đền bù, hỗ trợ thiệt hại khi thực hiện dự án Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam - Singapore III. Trong khi đó, quý 1 năm nay, PHR không có khoản tiền đền bù này.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024 được Ban Lãnh đạo PHR dự kiến trình ĐHĐCĐ với sản lượng khai thác 23,9 ngàn tấn, trong đó 12,4 ngàn tấn từ vườn vây Công ty và 11,5 ngàn tấn từ Phước Hòa - Kamphong Thom. Đồng thời, Công ty cũng thu mua mủ nguyên liệu 10 tấn; tiêu thụ 33,1 ngàn tấn, riêng Công ty Phước Hòa - Kamphong Thom là 10,7 nghìn tấn.

PHR đặt mục tiêu Công ty mẹ với tổng doanh thu hơn 1.455 tỷ đồng, giảm 10% so với thực hiện năm 2023; lãi trước và sau thuế lần lượt hơn 277 tỷ đồng và hơn 245 tỷ đồng, giảm 49% và 47%. Như vậy, đây là năm Công ty dự kiến đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, sau nhiều năm có lãi.

Tiếp tục tái cơ cấu công ty con

MBS dự báo lợi nhuận ròng của PHR giảm 20,4% trong năm 2024 do không còn ghi nhận tiền đền bù đất trước khi phục hồi 4,8% trong 2025 nhờ mảng khu công nghiệp (KCN) và cao su. Nếu loại trừ khoản tiền nhận từ bồi thường đất thì lợi nhuận của PHR trong năm 2024-2025 có thể tăng trưởng. Dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024-2025 của PHR lần lượt giảm do điều chỉnh thời gian ghi nhận dòng tiền của dự án Tân Lập 1 và Tân Bình mở rộng từ 2024-2025 sang năm 2026-2027 vì tiến độ pháp lý chậm hơn so với dự kiến.

PHR hưởng lợi nhờ giá cao su tăng và mảng KCN với quỹ đất chuyển đổi

PHR hưởng lợi nhờ giá cao su tăng và mảng KCN với quỹ đất chuyển đổi

>>>Xuất khẩu cao su Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 2024-2025?

Dự báo được tình hình kinh doanh không mấy khả quan, Ban Lãnh đạo PHR tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các công ty con. Theo đó, Công ty CP Cao su Trường Phát sẽ tiếp tục thực hiện khắc phục các hạn chế, tồn tại theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty mẹ và thực hiện tái cơ cấu công ty tái cơ cấu công ty theo chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Với Công ty CP Khu công nghiệp Tân Bình sẽ tiếp tục khắc phục các hạn chế, tồn tại theo kết luận kiểm tra của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương. Với Công ty TNHH Cao su và Lâm nghiệp Phước Hòa - Đắk Lắk tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý để sớm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.

Đối với Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa - Kampong Thom sẽ tiếp tục quản lý tốt quy trình kỹ thuật khai thác, tận thu hết sản lượng và đưa vào chế biến đảm bảo chất lượng thành phẩm theo tiêu chuẩn, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng được giao năm 2024.

Trông đợi vào quỹ đất

Cao su đang vào chu kỳ tăng giá mới do điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất hàng đầu, khiến nguồn cung thắt chặt. Do đó, biên lợi nhuận gộp của PHR sẽ được hưởng lợi nhờ giá cao su tăng.

Về mảng KCN, diện tích cho thuê KCN Tân Bình hiện đã lấp đầy, PHR sẽ tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý cho KCN Tân Lập 1 khoảng 201 ha dự kiến sẽ triển khai vào năm 2025.

Bên cạnh đó, PHR sở hữu quỹ đất chờ chuyển đổi lớn từ các dự án như KCN Tân Bình mở rộng 1055 ha, KCN khác Hội Nghĩa 715 ha, Bình Mỹ 1.002 ha và các cụm công nghiệp. Kỳ vọng các KCN sẽ là chìa khóa thúc đẩy mảng KCN của PHR trong tương lai.

Ngoài ra, PHR còn có thu nhập khác. Thứ nhất, đối với NTC (PHR sở hữu 32,8%), Dự án KCN NTC 3 (344ha) dự kiến sẽ triển khai cho thuê giai đoạn 2024-2025, kỳ vọng sẽ là động lực chính đóng góp vào lợi nhuận của PHR. Thứ hai, đối với VSIP III, năm 2023, PHR đã hoàn tất việc thu hồi khoản tiền đền bù còn lại từ dự án VSIP 3 và ghi nhận 83 tỷ đồng từ 44 ha đất VSIP đã cho thuê (Theo thỏa thuận, PHR sẽ nhận được 20% lợi nhuận gộp thu được từ diện tích đất VSIP cho khách hàng thuê). Kỳ vọng VSIP sẽ tiếp tục bàn giao các dự án trong năm 2024.

Như vậy, PHR đang chủ yếu trông đợi vào quỹ đất KCN cho thuê. Trong khi nguồn thu này bấp bênh vì phụ thuộc vào việc cho thuê đất KCN.

Có thể bạn quan tâm

  • Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Đồng hành cùng ngành nhựa và cao su Việt Nam phát triển

    Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Đồng hành cùng ngành nhựa và cao su Việt Nam phát triển

    08:00, 08/03/2024

  • Triển vọng tươi sáng cho ngành cao su Việt Nam

    Triển vọng tươi sáng cho ngành cao su Việt Nam

    04:30, 06/03/2024

  • Nâng cao sức sáng tạo của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu

    Nâng cao sức sáng tạo của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu

    14:23, 21/09/2023

  • Rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh kinh tế

    Rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh kinh tế

    11:00, 03/09/2023

  • Gỡ

    Gỡ "điểm nghẽn" logistics nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu

    14:11, 11/08/2023

HÀ PHƯƠNG