Kinh doanh xanh đã trở thành chiến lược và lợi thế cạnh tranh

HẠNH LÊ 27/06/2024 14:36

Phát triển kinh tế carbon thấp - kinh doanh xanh đã trở thành chiến lược và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu trung hoà carbon.

>>>"Kinh tế xanh là con đường chắc chắn phải chọn"

Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh như vậy tại diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và môi trường” lần thứ 8 với chủ đề “Kinh tế xanh - Trách nhiệm của nhà sản xuất”.

Ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo đánh giá của Thứ trưởng Lê Công Thành, thời gian gần đây, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững, giảm phát thải ra môi trường đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới mục tiêu Netzero.

Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở khối các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn chưa quan tâm thích đáng, chưa có hành động tạo sự chuyển biến rõ nét.

Thông tin cụ thể hơn, ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho biết, chuyển đổi kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc trên thế giới với công cụ là mô hình kinh tế tuần hoàn - mô hình điển hình trên thế giới để có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chuyển đổi xanh trong nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện trên 4 trụ cột chính.

Đó là chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo thay cho điện than, xăng dầu…; sử dụng vật liệu mới và công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ rừng và nguồn nước - những tài nguyên thiên nhiên được xem là quý hiếm trong tương lai; tiêu dùng xanh.

Chuyển đổi xanh cũng là “chìa khóa” để doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế khi nhiều thị trường trên thế giới như châu Âu, Anh và sắp tới là Mỹ có quy định chặt chẽ về môi trường, xã hội như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); quy định chống phá rừng. Những quy định này, theo ông Nguyễn Đình Thọ đã làm thay đổi cấu trúc thương mại, đầu tư toàn cầu. Doanh nghiệp của Việt Nam không chuẩn bị sẵn sàng sẽ không có khả năng đối mặt với tình hình mới.

Theo các tổ chức tài chính trên thế giới, việc xây dựng báo cáo phát triển bền vững là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Nếu không có báo cáo này, doanh nghiệp có thể bị hạ định mức tín nhiệm và có thể huy động vốn cao hơn từ 0,5 - 1% so với thế giới.

>>>Kinh tế xanh trở thành luật chơi mới

Chuyển đổi xanh trong nền kinh tế và trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường gắn liền với chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh trong nền kinh tế và trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường gắn liền với chuyển đổi số

Những rủi ro của doanh nghiệp cũng vậy. Trước đây, rủi ro của doanh nghiệp có thể được xác định dựa trên lịch sử hoạt động của doanh nghiệp và tác động diễn ra từ từ. Hiện nay, doanh nghiệp có thể nhanh chóng bị loại khỏi thị trường nếu không tuân thủ theo quy định; dòng xuất khẩu và đầu tư có thể dừng đột ngột.

Trước diễn biến mới trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực xây dựng báo cáo ESG và báo cáo phát triển bền vững. Ông Nguyễn Đình Thọ thông tin: các tiêu chuẩn báo cáo phổ biến hiện nay là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), đi kèm theo là các báo cáo khác như Công bố tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD)... Đây là những bộ tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới và thực hiện.

 Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường cũng nhấn mạnh: Phát triển bền vững theo đúng tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục tham gia thương mại toàn cầu. Động lực từ doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, carbon thấp sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí trong 20 nước có quy mô thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Tránh rủi ro chuỗi cung ứng kinh tế xanh

    Tránh rủi ro chuỗi cung ứng kinh tế xanh

    15:22, 25/06/2024

  • Tăng cường kết nối doanh nghiệp Úc và Việt Nam trong kinh tế xanh

    Tăng cường kết nối doanh nghiệp Úc và Việt Nam trong kinh tế xanh

    03:00, 27/04/2024

  • Chuyển đổi năng lượng xanh cho phát triển kinh tế xanh

    Chuyển đổi năng lượng xanh cho phát triển kinh tế xanh

    02:45, 22/04/2024

  • Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

    Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

    16:01, 16/04/2024

  • Các Công ty khởi nghiệp nỗ lực hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững

    Các Công ty khởi nghiệp nỗ lực hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững

    01:31, 13/01/2024

  • Mở đường đưa doanh nghiệp Úc phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

    Mở đường đưa doanh nghiệp Úc phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

    02:30, 25/11/2023

  • Phát triển kinh tế xanh cần khơi thông nút thắt chuyển dịch năng lượng

    Phát triển kinh tế xanh cần khơi thông nút thắt chuyển dịch năng lượng

    04:30, 15/11/2023

  • Khai thác hiệu quả dữ liệu tuần hoàn trong nền kinh tế xanh

    Khai thác hiệu quả dữ liệu tuần hoàn trong nền kinh tế xanh

    05:00, 01/11/2023

  • 5 thách thức của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

    5 thách thức của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

    03:45, 16/08/2023

  • Lãnh đạo DKSH: Gắn phát triển doanh nghiệp với kinh tế xanh tại Việt Nam

    Lãnh đạo DKSH: Gắn phát triển doanh nghiệp với kinh tế xanh tại Việt Nam

    02:30, 16/07/2023

  • Tái khởi nghiệp, “lão làng” ngành nhựa hưởng lợi từ kinh tế xanh

    Tái khởi nghiệp, “lão làng” ngành nhựa hưởng lợi từ kinh tế xanh

    04:00, 15/06/2023

  • Quy hoạch điện VIII phù hợp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

    Quy hoạch điện VIII phù hợp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

    19:05, 19/05/2023

HẠNH LÊ