Cần chính sách ưu đãi cho các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh

YẾN NHUNG 30/06/2024 00:30

Trước thực trạng còn khó khăn, để trợ lực cho ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, các chuyên gia kiến nghị cần có chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng này.

>> Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

Theo đó, là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nhận thức tăng trưởng xanh là vấn đề chiến lược, cần có mục tiêu và định hướng rõ ràng để thực hiện trong từng giai đoạn. Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã ban hành Chiến lược cho 2 giai đoạn 2011 - 2020 và 2021 - 2030, giai đoạn sau có bước tiến mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Từ việc chỉ xác định tăng trưởng xanh là một nội dung của tăng trưởng bền vững, đến nay, Chính phủ đã xác định tăng trưởng xanh là phương thức quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế.

Tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng với vai trò là một trong những trụ cột của hệ thống tài chính, được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, việc khơi thông nguồn vốn tín dụng góp phần “xanh hóa” dòng vốn đầu tư là một trọng tâm.

ngành ngân hàng với vai trò là một trong những trụ cột của hệ thống tài chính, được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, việc khơi thông nguồn vốn tín dụng góp phần “xanh hóa” dòng vốn đầu tư là một trọng tâm.

Ngành ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn tín dụng góp phần “xanh hóa” dòng vốn đầu tư - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách (gồm cả thuế, phí, vốn ưu đãi...) liên quan đến việc triển khai tài chính xanh, tài chính bền vững. Hay chưa có danh mục phân loại xanh - căn cứ để Ngân hàng Nhà nước đánh giá được hiệu quả của các chính sách, giải pháp trong chính sách tín dụng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng xác định định mức, quy mô đầu tư, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ phát triển tín dụng xanh giai đoạn vừa qua cũng chưa giải quyết được vấn đề nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại thực hiện tín dụng xanh.

>> Cần hoàn thiện pháp lý cho phát triển tín dụng xanh

Trước những khó khăn, vướng mắc trên, để trợ lực cho các ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng xanh, bà Văn Thành Khánh Linh, đại diện Ngân hàng Bản Việt (BVBank) cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần có ưu đãi cho các ngân hàng trong việc xanh hóa.

"Chúng tôi vẫn bị quản lý bởi room tín dụng. Nên chăng, Ngân hàng Nhà nước thấy danh mục xanh hóa của ngân hàng nào đó đủ ở tỷ lệ nào đó, sẽ cho thêm room tín dụng. Đó là phần thưởng, chính sách động viên để doanh nghiệp có thể tiếp cận".

để thúc đẩy hoạt động này, các chuyên gia kiến nghị cần có chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng xanh.

Để hỗ trợ ngân hàng trong việc cấp tín dụng xanh, các chuyên gia kiến nghị, cần có chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng xanh - Ảnh minh họa: ITN

Đồng quan điểm, các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng đề nghị, cần có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng thực hiện cung cấp tín dụng xanh. Như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng “room” tín dụng, tăng cơ hội, và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Ngoài ra, các chính sách cần xem xét không tính nguồn vốn cung ứng cho các dự án đầu tư xanh vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu với các ưu đãi về thời hạn, lãi suất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các ngân hàng có hoạt động tín dụng xanh.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, để thúc đẩy việc triển khai tín dụng xanh, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, trưởng nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế quốc dân kiến nghị, Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh. Cần có những quy định rõ ràng, chính xác về các vấn đề liên quan đến tín dụng xanh.

Bên cạnh đó, xây dựng hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án như thế nào là xanh, và cần có đánh giá phù hợp với từng phân ngành kinh tế của Việt Nam.

"Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh cho các dự án", bà Hoa nhấn mạnh.

Đồng thời, xây dựng lộ trình cụ thể cho việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các lĩnh vực, ngành xanh về thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, quy hoạch, chiến lược phát triển... của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh. Cơ chế hỗ trợ có thể thực hiện là cho phép bảo lãnh các khoản tín dụng xanh hoặc thành lập định chế tài chính đặc biệt trong cấp tín dụng xanh vào các dự án trọng điểm.

“Chính phủ cũng có thể nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển bền vững cho các dự án xanh trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước và rà soát lại hệ thống các chính sách hiện hành để đảm bảo tập trung, tránh phân bổ nguồn lực dàn trải”, chuyên gia này chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    02:30, 14/06/2024

  • Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế

    Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế

    16:05, 29/05/2024

  • 3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

    3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

    05:10, 16/05/2024

  • Tín dụng xanh UOB Việt Nam về với doanh nghiệp, nông dân xứ dừa

    Tín dụng xanh UOB Việt Nam về với doanh nghiệp, nông dân xứ dừa

    12:04, 12/04/2024

  • Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

    Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

    03:00, 04/04/2024

YẾN NHUNG