Tiền lương ngừng việc được pháp luật quy định như thế nào?

HOÀNG HÙNG-TIẾN VIỆT 23/07/2024 00:06

Do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh,…hay công việc kinh doanh gặp khó khăn, người lao động (NLĐ) phải nghỉ việc tạm thời. Vậy khi ngừng việc, tiền lương được tính thế nào?

>>>Quy định pháp luật về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như thế nào?

Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV (Kỳ họp thứ 8) thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo Điều 99 BLLĐ 2019 quy định như sau:

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu."

Theo khoản 4 Điều 29 BLLĐ 2019 quy định về trường hợp ngừng việc do điều chuyển NLĐ làm công việc khác với hợp đồng lao động như sau:

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."

Theo Điều 207 BLLĐ 2019 quy định về tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc vì lý do đình công như sau:

1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, căn cứ theo nguyên nhân thì có ba trường hợp ngừng việc bao gồm lỗi của người sử dụng lao động (NSDLĐ), lỗi của người lao động và lý do khách quan. Tuy nhiên, không phải trường hợp ngừng việc nào NLĐ cũng được trả lương. Cụ thể như sau:

- Bên cạnh đó, NSDLĐ cũng cần lưu ý rằng khoản 3 Điều 99 BLLĐ 2019 không quy định rõ 14 ngày làm việc là liên tục hay cộng dồn. Tuy nhiên, do việc ngừng việc phải được gắn với lý do/sự kiện cụ thể dẫn đến ngừng việc, nên 14 ngày ngừng việc cần được hiểu là 14 ngày ngừng việc liên tục theo từng sự kiện.

- Ngoài ra, NSDLĐ cần lưu ý thêm quy định có liên quan tại khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH: Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.”

Ví dụ về tiền lương ngừng việc

Anh A là công nhân sản xuất của Công ty X, làm việc tại nhà máy đặt tại quận Y, Thành phố Hà Nội (vùng I). Tháng 9/2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên Công ty bị phong toả 20 ngày làm việc liên tục.

Đây trường hợp ngừng việc do dịch bệnh nguy hiểm theo khoản 3 Điều 99 BLLĐ 2019. Như vậy, tiền lương ngừng việc mà công ty X phải trả cho A là do hai bên tự thỏa thuận và gồm 2 giai đoạn:

(i) Giai đoạn 1 (14 ngày làm việc đầu tiên): Mức lương thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I (tính tương ứng với 14 ngày làm việc).

(ii) Giai đoạn 2 (6 ngày làm việc sau): Mức lương thoả thuận có thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Quy định pháp luật về ngày nghỉ hằng năm và tiền lương trong những ngày nghỉ hằng năm?

    Quy định pháp luật về ngày nghỉ hằng năm và tiền lương trong những ngày nghỉ hằng năm?

    00:05, 06/07/2024

  • Quy định tiền lương trong hợp đồng lao động

    Quy định tiền lương trong hợp đồng lao động

    00:06, 28/05/2024

HOÀNG HÙNG-TIẾN VIỆT