Thời hoàng kim Apple tại Trung Quốc đã "lụi tàn"?
Gần 10 năm qua, Trung Quốc là thị trường iPhone quan trọng nhất sau Mỹ, nhưng giờ đây tình hình đã thay đổi.
>>Apple sắp "làm ăn" lớn ở Việt Nam?
Apple từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh cao cấp lớn nhất Trung Quốc. Gần 10 năm qua, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 20% doanh số của “táo khuyết”.
Hai tháng đầu năm luôn là thời điểm tiêu thụ điện thoại cao điểm. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Counterpoint Research, doanh số Iphone trong khoảng thời gian này đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số của Huawei lại tăng vọt 64%.
Thị phần của Apple tại Trung Quốc đã giảm xuống 14% trong quý 2/2024, từ mức 15% trong quý đầu tiên và 16% trong cùng kỳ năm trước. Hãng này đã bị loại khỏi danh sách 5 nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc trong quý 2 do sự cạnh tranh từ các thương hiệu nội địa như Huawei ngày càng gia tăng.
Quý 2/2024 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều thương hiệu nội địa của Trung Quốc. Đây là quý đầu tiên trong lịch sử các nhà cung cấp nội địa thống trị cả 5 vị trí hàng đầu, bao gồm Huawei, Xiaomi, Oppo, Realme, Vivo.
Chiến lược của các nhà cung cấp Trung Quốc đối với các sản phẩm cao cấp và sự hợp tác sâu sắc của họ với chuỗi cung ứng địa phương đang bắt đầu mang lại kết quả về các tính năng phần cứng và phần mềm.
Trong khi đó, Apple đang phải đối mặt với “nút thắt cổ chai” tại thị trường Trung Quốc vì hãng này phải đảm đương nhiệm vụ ổn định giá bán lẻ và bảo vệ lợi nhuận của các đối tác.
Xét về sức mạnh nội tại, phải kể đến khả năng đổi mới đáng nể của Huawei, tưởng chừng như hãng điện thoại này sẽ sụp đổ sau lệnh cấm vận tiếp cận công nghệ chip của Mỹ.
Bước ngoặt xảy ra sau khi Huawei ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào tháng 8/2023 sử dụng chip 5nm của SMIC - nhà sản xuất chip nội địa. Dòng máy Mate 60 sắp sửa trình làng với chip Kirin 5nm tiết kiệm năng lượng, tự chủ sản xuất trong nước.
>>Huawei “chật vật” vượt qua giông bão
Vivo, Xiaomi tỏ ra nhanh nhạy hơn trong việc đưa trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình, mang lại những trải nghiệm mới mẻ hơn so với Iphone. Dĩ nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc luôn đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ đến từ phương Tây.
Với các nhà phân tích, đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện xảy ra trong lĩnh vực công nghệ; không chỉ là cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp, mà nó cho thấy sự thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu - đang được đại diện bởi Trung Quốc và Mỹ. Cuộc chiến này sẽ quyết định đến tương lai kinh tế thế giới.
Trên một phương diện khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã triển khai chiến lược “trả đũa” đòn cấm vận của Mỹ, âm thầm nhưng hiệu quả. Họ biết cách cài vào hành động mua sắm điện thoại mới của người dân như một lựa chọn mang tính chính trị.
Năm ngoái, một số người làm việc trong các cơ quan chính phủ Trung Quốc cho biết họ được yêu cầu không sử dụng Iphone tại nơi làm việc. Rất nhiều cuộc tranh luận trực tuyến ở đây về việc liệu sử dụng Iphone có phải là thiếu tôn trọng các công ty công nghệ Trung Quốc hay không.
Có thể bạn quan tâm
Mark Zuckerberg “hậm hực” vì phải chơi theo luật của Apple
02:30, 26/07/2024
Đua với Apple, Samsung “tất tay” vào AI
02:00, 17/07/2024
Apple “nhắm” đến nhân viên của Google để xây dựng đội ngũ AI
11:00, 12/07/2024
Bài học từ chiến lược AI của Apple
01:40, 04/07/2024
Quyền lực của Apple
01:30, 14/06/2024
Chiến lược có thể khiến Apple “đi sau về trước” trong cuộc đua AI
03:03, 12/06/2024
Vết xe đổ của những “cựu Apple”
03:03, 25/05/2024