Doanh nghiệp ASEAN ứng phó nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng
Số hóa và quản lý rủi ro hợp lý có thể giúp các doanh nghiệp ở Đông Nam Á phòng ngừa những cú sốc tiếp theo.
>> Thương mại xã hội sẽ “lên ngôi” tại Đông Nam Á?
Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những điểm yếu vốn có trong chuỗi cung ứng quốc tế. Khoảng 94% các công ty trong danh sách Fortune 1000 đã gặp phải tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, buộc họ phải tiến hành đánh giá lại toàn diện hoạt động.
Tại khu vực ASEAN, tình trạng gián đoạn kinh doanh do đại dịch đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong 22 năm. Những hạn chế đi lại của thời kỳ đó có thể đã là chuyện cũ, nhưng điều này nhấn mạnh đến nhu cầu lập kế hoạch dự phòng và các chiến lược giảm thiểu rủi ro cho tất cả các doanh nghiệp phụ thuộc vào các đối tác quốc tế.
Điều này đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi rủi ro đang gia tăng do lũ lụt và các thảm hoạ thiên nhiên khác. Những thảm hoạ này có thể gây hư hại cho cơ sở hạ tầng, làm tê liệt giao thông và khiến hoạt động sản xuất phải dừng lại.
Do đó, các chuyên gia khuyến cao các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với nhiều nhà cung cấp trong nước để giúp giảm rủi ro liên quan đến vận chuyển và cải thiện khả năng ứng phó với các vấn đề tiềm ẩn.
Một nghiên cứu năm 2021 của công ty tư vấn McKinsey cho thấy 40% doanh nghiệp toàn cầu đã có kế hoạch áp dụng dịch vụ chuyển dịch gần bờ và mở rộng cơ sở nhà cung cấp mới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhưng một năm sau, chỉ có 15% doanh nghiệp báo cáo rằng họ đã làm được như vậy.
Việc xây dựng nhiều mối quan hệ chiến lược hơn với các nhà cung cấp cũng giúp các công ty cải thiện khả năng giám sát và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng quốc tế lâu đời không hề dễ dàng và nhiều công ty sẽ thấy rằng họ cần phát triển thêm các công cụ khác để có thể ứng phó với những thách thức không lường trước được, như phát triển công nghệ...
>> Lo ngại sức ép già hóa dân số tại Đông Nam Á
Khu vực ASEAN là nơi có những nhóm dân số được hỗ trợ kỹ thuật số lớn nhất thế giới, với tỷ lệ tiếp cận internet hơn 75%. Nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã vượt qua một cột mốc quan trọng vào năm 2023, với tổng doanh thu từ thương mại trực tuyến lần đầu tiên vượt quá 100 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 8 lần chỉ trong 8 năm, theo nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company.
Mức độ số hóa này mở ra nhiều lợi ích hơn cho các công ty ở ASEAN. Mạng lưới thanh toán tức thời đang mở rộng của khu vực giúp các doanh nghiệp tránh được sự chậm trễ kéo dài trong các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới và giảm rủi ro tỷ giá.
Các công nghệ mới, bao gồm máy học và trí tuệ nhân tạo, có thể giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Với quyền truy cập vào dữ liệu thời gian thực về lô hàng, tài chính và hoạt động, các nhà quản lý có thể phát hiện sớm các vấn đề và hành động để tránh gián đoạn.
Khi các công ty số hóa chuỗi cung ứng của mình, họ tạo ra một khối lượng lớn dữ liệu có giá trị có thể được sử dụng để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính, thương mại; tối ưu hóa quản lý tài chính và xác định các cơ hội để tăng hiệu quả hoạt động.
Có thể bạn quan tâm
TikTok Shop “chia lại” thị phần thương mại điện tử Đông Nam Á
01:00, 21/07/2024
"Bùng nổ" thương mại mạng xã hội tại Đông Nam Á
03:30, 20/07/2024
Thương mại mạng xã hội thành tâm điểm ở Đông Nam Á
02:30, 18/07/2024
Cảnh báo "lỗ hổng" an ninh mạng tại Đông Nam Á
03:00, 16/07/2024
Thương mại xã hội sẽ “lên ngôi” tại Đông Nam Á?
03:00, 14/07/2024