TCty xi măng Việt Nam (VICEM): Thua lỗ “nghiêm trọng” vì tiêu thụ sản lượng bị sụt giảm
Hiện nay, toàn ngành xi măng đang dư cung lớn, tiêu thụ chậm, kênh xuất khẩu xi măng và clinker cũng đang sụt giảm về sản lượng cũng như giá xuất khẩu.
>>>Ngành xi măng gặp khó khăn “kép” khi giá điện tăng
Thực tế, tính đến thời điểm này ngành xi măng có 61 nhà máy, tổng công suất khoảng 117 triệu tấn xi măng/năm nhưng tiêu thụ xi măng năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa chỉ bằng 50% công suất sản xuất, xuất khẩu cũng không dễ thở hơn, khi 2 năm gần nhất chỉ quanh mức 30 triệu tấn.
Thua lỗ bắt nguồn từ cầu yếu, tiêu thụ sụt giảm…
Cùng với một loạt những bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đã tác động lên giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đều tăng, có thời điểm giá than tăng gấp 3 lần; năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng 7,5%... thêm vào đó là kênh xuất khẩu sản lượng giảm mạnh. Dẫn đến nguồn cung xi măng tiếp tục vượt xa so với nhu cầu, các nhà máy tiếp tục thực hiện giảm năng suất hoặc dừng lò nung, áp lực nợ xấu của ngành xi măng tăng cao, nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản.
>>>Quy hoạch lại ngành xi măng do nguy cơ mất cân đối cung cầu
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết: Do dư thừa sản phẩm nên có vấn đề cạnh tranh trong quá trình bán hàng, các thượng hiệu khác đã đẩy giá xuống thấp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hệ thống VICEM, nhiều nhà máy xi măng mang thương hiệu lớn như: VICEM Hà Tiên, VICEM Bỉm Sơn, VICEM Bút Sơn, VICEM Hạ Long… đang bị thua lỗ bắt nguồn từ cầu yếu, tiêu thụ sụt giảm, kéo doanh thu lẫn lợi nhuận của các Cty sản xuất xi măng không có hiệu quả, thua lỗ dẫn đến nợ xấu.
Cụ thể, Vicem Hà Tiên ghi nhận doanh thu quý đầu năm 2024 giảm gần 12% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.495 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý giảm; công ty lỗ sau thuế gần 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 85 tỷ đồng.
Tương tự, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2024 đạt 690 tỷ đồng, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2023 và lỗ sau thuế gần 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 48,6 tỷ đồng. Đây đã là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp kể từ quý 3/2022.
Cùng với từ đầu năm đến nay xi măng VICEM Hạ Long phải dừng lò không sản xuất, chi phí tài chính của Cty cổ phần xi măng VICEM Hạ Long là quá lớn dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh gần như không có hiệu quả. Đặc biệt là ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của công ty với các tổ chức tín dụng. Vào ngày 15/6/2024, VICEM đưa ra những giải pháp kích cầu tiêu thụ xi măng lên bằng cách làm đường giao thông, cầu cạn tại đồng bằng sông Cửu Long...Trong bối cảnh này, thêm áp lực tái cơ cấu Xi măng ViCEM Hạ Long, TCty xi măng Việt Nam đang sử dụng sức mạnh là “Cty mạnh giúp đỡ Cty yếu hơn trong hệ thống”. Sự ổn định của xi măng VICEM Hoàng thạch về địa bàn, về địa lý. Nên VICEM giao cho xi măng VICEM Hoàng thạch nghiên cứu phương án gia công tại Xi măng VICEM Hạ Long để đẩy sản lượng lên cho đến khi nào đủ điều kiện sản xuất VICEM quyết định phướng án chạy lại lò. Về vấn đề thuế VICEM đã báo cáo chi tiết Bộ xây dựng, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.
Đưa ra nhiều giải pháp để bảo đảm sản xuất.
Mới đây, VICEM đã có văn bản số 529 của Bộ Xây dựng phê duyệt về kế hoạch 5 năm (2021-2025), về đề án tái cấu trúc lại VICEM, phương án điều chỉnh, bổ sung điều lệ công ty mẹ và quy chế tài chính của công ty mẹ, đó là về công tác tái cơ cấu. Đồng thời,chủ động tiếp cận để tiêu thụ xi măng ở các công trình dự án đầu tư công, khi chính phủ nỗ lực giải ngân vốn nhằm tháo gỡ các thủ tục đầu tư. Thực hiện gia công xi măng trong nội bộ vicem theo đề án tái cơ cấu vicem đối với … sáp nhập thương hiệu đồng thời ưu tiên mua bán clinker và gia công xi măng trong các công ty thành viên để tối ưu hoá logistics, giảm chi phí bán hàng. Phát huy lợi thế thương hiệu, giám sát, đôn đốc các công ty thành viên thực hiện nghiêm kỷ cương của vicem trong phối hợp thị trường theo quy định của công ty về địa bàn, giá bán để tăng sức cạnh tranh. Duy trì thị trường xuất khẩu sang Philipines, Trung Quốc, và mở rộng tiềm năng sang Mỹ, Peru, các nước có thể xuất khẩu. Tại thời điểm hiện nay giá xuất clinker, giá xuất xi măng rất thấp. Như năm 2023, giá xuất clinker tầm 39-41 USD nhưng năm 2024 chỉ xuất được giá có 31-32 USD.
Về các giải pháp cụ thể đối với Vicem, đầu tư nâng cấp, cải tạo chiều sâu đối với công nghệ, thiết bị của các nhà máy sản xuất hiện có để tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải. Đầu tư các hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư, tiết giảm chi phí điện năng. Đầu tư sử dụng rác thải để thay thế nhiên liệu đốt, sử dụng phế thải công nghiệp để thay thế nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên để giảm chi phí nguyên, nhiên liệu trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Về sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp các loại hình công trình xây dựng, điều kiện khí hậu khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường. Rà soát, cắt giảm chi phí sản xuất đối với nguyên liệu, nhiên liệu than, điện, dầu, khí đốt. Vận dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới, áp dụng công nghệ sản xuất và phương thức quản lý hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
Áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất, tận dụng các nguồn nhiên liệu giá rẻ từ phế thải từ các ngành khác để hạ chi phí sản xuất. Sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là clinker, xi măng, kết hợp giải pháp đồng xử lý rác thải công nghiệp, sinh hoạt để bảo vệ môi trường.
Kiến nghị tháo gỡ các thủ tục cấp mỏ, xử lý chất thải quy chuẩn…
Để gỡ khó cho VICEM, cơ cấu lại nguồn vốn, tiết giảm chi phí bảo đảm dòng tiền trả nợ ngân hàng và chi phí nguyên, nhiên liệu đầu vào, nhân công và các chi phí khác trong sản xuất. Chủ động trao đổi với các ngân hàng để khoanh, giãn nợ và có kế hoạch, lộ trình trả nợ để bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng các nguồn vốn để thanh toán các khoản vay cũ lãi suất cao và vay các khoản vay mới lãi suất thấp để tiết giảm chi phí tài chính.
Cùng với việc xin tháo gỡ các thủ tục như: Một là, chủ trương định hướng xử lý chất thải, rác bùn, ổn định môi trường đối với xi măng, sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành quy định địa điểm cơ sở, xử lý chất thải trong quy chuẩn (cần các quy định, chế tài để thực hiện cho tốt).
Hai là: Mỏ nhiên liệu, đối với sản xuất xi măng thì mỏ cực kỳ quan trọng, đầu vào của xi măng chủ yếu là đá vôi, đá sét, các phụ gia khác, để xin được giấy phép khai thác là vô cùng khó khăn. Vicem đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ các thủ tục, trình tự quá dài (Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên, các uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hoá).
Ba là: Đối với 1 số dự án đầu tư, ví dụ: đường điện, đường giao thông mà trước đây tổng công ty xi măng đã đầu tư rồi và giờ muốn chuyển về địa phương để điều hành và ghi nhận vốn cho chúng tôi.
Bốn là: Trong quá trình sản xuất xi măng gần đây rất khó khăn, nhưng đối với Công ty cổ phần xi măng VICEM Hạ Long lại khó khăn chồng chất thêm theo quyết định của Bộ Xây dựng từ năm 2016. Đối với xi măng VICEM Hạ long được đầu tư theo Quyết định số 642 của Thủ Tướng Chính phủ 05/08/2002, vòng đời sản xuất là 50 năm, tức là đến 2052 mới hết.
Tuy nhiên gần đây theo quy hoạch tỉnh Quảng Ninh từ nâu sang xanh, đã thông báo cho Vicem Hạ Long đến năm 2027 phải dừng hoạt động sản xuất. Đến năm 2030 phải rời nhà máy và trả lại mặt bằng cho tỉnh Quảng Ninh. Trong khi đó, tuổi đời xi măng Vicem Hạ long vẫn còn được sản xuất đến 2052. Nếu tỉnh Quảng Ninh cương quyết yêu cầu phải thực hiện di rời xi măng Hạ Long theo quy hoạch, thì khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng là khó. Vì chi phí tài chính của Hạ Long cũng rất lớn. Trong đề án VICEM đã báo cáo Bộ Xây dựng, riêng với Xi măng Hạ Long, chúng tôi sẽ có những báo cáo chi tiết với Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tôi mong các cơ quan có thẩm quyền cấp tháo gỡ, chi phí tài chính của Xi măng VICEM Hạ Long. Vì chi phí tài chính lớn, các hoạt động sản xuất kinh doanh gần như không có hiệu quả, cộng thêm quy hoạch nữa thì xiI măng Hạ Long không còn cơ hội để hoàn lại vốn đầu tư. Trong các cuộc họp, Ban cán sự Đảng của Bộ Xây dựng trực tiếp là đồng chí Bí thư, Bộ trưởng và các đồng chí trong ban Cán sự, các đồng chí lãnh đạo của Bộ Xây dựng cũng đề cập vấn đề này. Chúng tôi phải báo cáo để giúp Xi măng VICEM Hạ Long vượt qua khó khăn hiện nay. Đặc biệt, đối với Xi măng Hạ Long thì vấn đề tài chính cần phải có những cái tháo gỡ từ Chính phủ, giãn hoãn nợ, trả nợ, tái cơ cấu, sản xuất…thì mới có cơ hội để hoàn lại vốn đầu tư.
Có thể bạn quan tâm