Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BOT Cầu Thái Hà.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BOT Cầu Thái Hà.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BOT Cầu Thái Hà.

Tính đến ngày 30/9/2020, tổng số lỗ lũy kế của BOT Cầu Thái Hà lên tới gần 300 tỷ đồng. Nợ phải trả trên 1.157 tỷ đồng, gấp 3,66 lần vốn chủ sở hữu.

Liên tục lỗ ròng

BOT Thái Hà là doanh nghiệp được thành lập do liên doanh góp vốn từ 3 nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát, Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân và Công ty CP Đầu tư và XNK Bình Minh để đầu tư xây dựng dự án công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Dự án có tổng mức đầu tư 1.709 tỷ đồng, thử nghiệm thu phí từ tháng 5/2018.

Sau một thời gian dài hoạt động, tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng sa sút. Theo báo cáo tài chính quý 3/2020, doanh thu thuần đạt 5,93 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính lên đến 26,7 tỷ đồng, khiến BOT Cầu Thái Hà lỗ ròng 24,1 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng 2020, BOT Cầu Thái Hà lỗ ròng 70,5 tỷ đồng.

300 tỷ đồng là tổng số lỗ lũy kế của BOT Cầu Thái Hà tính đến ngày 30/9/2020.

Năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu đạt 635 tỷ đồng doanh thu và có lãi 12 tỷ đồng. Tuy nhiên kết thúc 9 tháng đầu năm, công ty còn cách rất xa mục tiêu đã đề ra.

Phát hành trái phiếu trả nợ

Theo Nghị quyết HĐQT, BOT Cầu Thái Hà sẽ nâng số cổ phiếu đang lưu hành từ 48,5 triệu cổ phiếu lên 63,5 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ 15 triệu cổ phiếu, tương đương với 150 tỷ đồng. Giá phát hành là 10.000 đ/cp, thấp hơn nhiều thị giá hiện nay, khoảng hơn 52.000đ/cp. Thời gian dự kiến phát hành sẽ vào quý 4/2020.

Theo kế hoạch, vốn thu được từ đợt phát hành lần này sẽ được sử dụng toàn bộ vào thanh toán các khoản nợ vay của Công ty đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nam và Công ty TNHH Tiến Đại Phát.

Năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu đạt 635 tỷ đồng doanh thu và có lãi 12 tỷ đồng.

Năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu đạt 635 tỷ đồng doanh thu và có lãi 12 tỷ đồng.

Thách thức cấn trừ nợ

Báo cáo của FiinGroup cho biết, ngành xây dựng và bất động sản đang đi vay nợ nhiều nhất với trên 267.400 tỷ đồng. Đồng thời, hệ số khả năng trả lãi của nhóm ngành này cũng giảm từ 1,4 ở quý IV/2019 về âm 0,4 ở quý đầu năm nay, tức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không đủ để trả lãi vay ngân hàng và trường hợp BOT Thái Hà là ví dụ điển hình.

Về mặt lý thuyết, nếu BOT Thái Hà phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ, thì sẽ giúp doanh nghiệp này nhanh chóng giảm được nợ và giảm chi phí lãi vay, góp phần cải thiện tình hình tài chính.

Chuyên gia kiểm toán Nguyễn Vũ Hải- Công ty kiểm toán AVA Việt Nam cho rằng, bản chất của việc phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ là doanh nghiệp không thu được dòng tiền mới, nên các doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh như việc phát hành huy động vốn thông thường. Hiệu quả kinh doanh khó nâng lên trong khi vốn điều lệ tăng lên, khiến thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong tương lai có thể giảm.

Đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ cấn trừ nợ, các cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ khi doanh nghiệp lạm dụng hình thức này và cổ đông chiến lược cũng cần sáng suốt khi mua trái phiếu cấn trừ nợ vay như trường hợp BOT Thái Hà.