>> Chứng khoán Mỹ có chao đảo trước động thái của JPMorgan?

Phố Wall chìm trong sắc đỏ

Kết thúc tháng 6, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm với các chỉ số trung bình chính ghi nhận mức giảm mạnh trong tháng, cũng đánh dấu mức giảm của quý 2 và nửa đầu năm 2022 do lo ngại về lạm phát gia tăng và triển vọng suy thoái đang đè nặng lên các tài sản rủi ro.

Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm với các chỉ số trung bình chính ghi nhận mức giảm mạnh trong tháng, cũng đánh dấu mức giảm của quý 2 và nửa đầu năm 2022

Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm với các chỉ số trung bình chính ghi nhận mức giảm mạnh trong tháng, cũng đánh dấu mức giảm của quý 2 và nửa đầu năm 2022

Theo đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,9% đạt 3.785,38 điểm, kết thúc nửa đầu năm 2022 giảm 20,6% và được xem là mức tồi tệ nhất trong một năm kể từ năm 1970. Chỉ số Dow Jones kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6 ở mức 30.775,43, giảm 15,3% và Nasdaq đã đánh rơi 29,5%.

Chỉ một ngày trước, nhiều chuyên gia đã dự báo sự biến động mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ liên quan đến quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro của JPMorgan trị giá gần 17 tỷ USD, sẽ chuyển các vị thế quyền chọn sang tháng đáo hạn xa hơn (roll over) và nhà giao dịch quyền chọn mua bán hợp đồng tương lai để phòng vệ cho bản thân. Một số tên tuổi lớn nhất của thị trường như Apple Inc. , Microsoft Corp. và Amazon.com Inc. , là một phần trong các vị trí của quỹ.

Một chiến lược gia chứng khoán phái sinh tại Nomura đã nhấn mạnh về sự biến động cũng như suy yếu của cổ phiếu có thể xảy ra sau ngày 30/6 và thị trường sẽ phải nếm trải thêm biến động, thậm chí suy yếu hơn nữa.

Theo dữ liệu của Bloomberg, cổ phiếu giảm trong phiên giao dịch ngày 30/6 sau khi dữ liệu mới phản ánh tỷ lệ lạm phát vẫn tăng và chi tiêu tiêu dùng thực tế giảm. Trong đó, chi tiêu cá nhân giảm 0,4% so với dự kiến trong tháng 5 sau khi tăng 0,7% trong tháng 4. Ngay cả khi thước đo lạm phát ưa thích này của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm tốc hơn một chút so với dự kiến vào tháng 5, chỉ số này vẫn giữ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Con số này đã tăng 4,7% so với năm ngoái so với mức tăng 4,8% được dự đoán. Các chỉ số về thay đổi giá năng lượng và thực phẩm cũng tăng ít hơn một chút so với dự kiến.

Giới phân tích nhận xét, cổ phiếu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong nhiều tháng nay khi các nhà đầu tư cân nhắc lạm phát nóng liên tục, trước rủi ro suy thoái kinh tế, khi FED phản ứng mạnh mẽ với lạm phát bằng cách thắt chặt nhanh hơn. Phản ứng tâm lý Phố Wall leo thang với cảnh báo về suy thoái kinh tế, các lĩnh vực chu kỳ dễ bị tổn thương hơn trước và những thay đổi trong hoạt động kinh tế đã tụt hậu.

Lĩnh vực năng lượng - ngành dẫn đầu vào đầu năm 2022 - lại là ngành tụt hậu nhiều nhất trong S&P 500, giảm 17% trong tháng 6. Tất cả 11 lĩnh vực chính của S&P 500 đều đóng cửa vào tháng 6 với mức lỗ, thì các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phòng vệ, hàng tiêu dùng, tiện ích được xem là có khả năng phục hồi tốt hơn trong suy thoái.

Chủ tịch FED Jerome Powell mới đây đã tái khẳng định rằng, mục tiêu chính của ngân hàng trung ương là giảm lạm phát đang ở tốc độ nhanh nhất trong hơn 40 năm, cho thấy mục tiêu này sẽ được ưu tiên hơn so với việc duy trì các hoạt động khác trong nền kinh tế.

Rủi ro lan truyền

Ngoài ra, tâm lý rủi ro trong cổ phiếu còn mở rộng sang các loại tài sản khác bao gồm dầu mỏ. Giá dầu thô trung gian Tây Texas giảm trở lại chỉ còn hơn 105 USD/thùng và đóng cửa đợt giảm hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 11/2021. Giá dầu WTI giảm 0,41 USD/thùng tương ứng 0,37% xuống mức 109,37 USD/thùng; Dầu Brent giảm 1,10 USD/thùng tương ứng 0,95% xuống mức 115,16 USD/thùng. Giá dầu giảm do ảnh hưởng của các số liệu tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tại Mỹ đều tăng 2,6 triệu thùng/ngày.

giá Bitcoin (BTC) giảm xuống dưới 19.000 USD/BTC

Giá Bitcoin (BTC) giảm xuống dưới 19.000 USD/BTC

Trong khi đó, giá Bitcoin (BTC) giảm xuống dưới 19.000 USD/BTC. Ông Scott Grannis cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại một công ty Quản lý Tài sản phương Tây đánh giá, kể từ mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11/2021, Bitcoin đã giảm khoảng 72%, trong khi chứng khoán giảm 21%. Giá trị thị trường của tiền điện tử hiện là 855 tỷ USD, giảm so với mức cao nhất mọi thời đại là khoảng 2.900 tỷ USD. Như vậy, có 2.000 tỷ USD "của cải" Bitcoin đã bốc hơi chỉ trong hơn 7 tháng. Cùng với đó, còn có hơn 20.000 loại tiền điện tử khác đang cạnh tranh để xem đồng tiền nào có thể được hoặc mất nhiều hơn...

“Bitcoin là định nghĩa của một tài sản đầu cơ không có giá trị nội tại mà bất kỳ ai cũng có thể phát hiện ra, trong khi cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong các doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng là một chức năng của thu nhập trong tương lai của họ, trong khi việc nắm giữ và giao dịch Bitcoin liên quan đến các chi phí nhất định, không có cổ tức hoặc tài sản cơ bản bù đắp”, chuyên gia lý giải.

Vị chuyên gia cũng khuyến nghị thêm, kết hợp với việc giá hàng hóa lao dốc khá mạnh trong những tuần gần đây, cho thấy cách thị trường phản ứng rằng FED không nên quá mạnh tay với các kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của mình. Trên thực tế, thị trường trái phiếu cũng đã thực sự giảm 75 điểm cơ bản so với kỳ vọng của FED về mức lãi suất huy động vốn vào cuối năm tới.

Nối tiếp Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn thứ hai Ethereum (ETH) cũng đóng cửa trong tháng 6 bằng một ngày tồi tệ với mức lỗ hơn 40%. Vì lý do này, tháng 7 có vẻ không quá lạc quan và cây nến hàng tháng cũng mở cửa với màu đỏ vào ngày 1/7. Xét cả tuần, ETH đã có một tuần không may mắn khi rơi mất 6% giá trị.

Kết thúc quý 2/2022, giá vàng thế giới giao dịch tại 1.819 USD/ounce, giảm 2 USD so với mức giá cùng thời điểm hôm trước. Giá vàng kỳ hạn tháng 8-2022 cũng suy yếu, giao dịch lần cuối ở mức 1.819 USD/ounce. Thị trường kim loại quý thế giới đang chịu áp lực bởi sự vươn lên của đồng USD. Theo đó, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF)  giảm nhẹ nhưng vẫn ở gần mức cao nhất trong 2 thập kỷ. Có thời điểm chỉ số USD Index tăng lên mức 105,15. Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.

>> Đón cơ hội đầu tư chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam “xanh vỏ đỏ lòng”

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán kết thúc tháng 6 bằng một phiên giảm sâu, thổi bay những nỗ lực phục hồi kể từ đầu tuần của chỉ số VN-Index. Sắc đỏ lan rộng ra toàn bộ thị trường; trong đó, nhiều cổ phiếu ngành bất động sản và chứng khoán còn giảm sàn.

thị trường đang rơi vào tình trạng

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị đánh giá đang rơi vào tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng", nghĩa là chỉ số tăng nhưng số lượng cổ phiếu giảm vẫn áp đảo

Chốt phiên giao dịch 30/6, VN-Index giảm 20,49 điểm xuống 1.197,6 điểm; HNX-Index giảm 4,67 điểm xuống 277,68 điểm; còn UPCOM-Index giảm 0,3 điểm xuống 88,58 điểm.

Đặc biệt, cổ phiếu vốn hóa lớn đua nhau giảm mạnh. Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 24 mã giảm giá, trong khi chỉ có 3 mã tăng giá. Cùng đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng ngập trong sắc đỏ. Trong nhóm ngân hàng chỉ có 2 mã tăng giá là NVB và SGB, trong khi có tới 21 mã giảm giá. Các mã giảm sâu như: STB giảm 4,9%, BID và VIB giảm 4%, PGB giảm 3,8%, OCB giảm 3,7%, SHB giảm 3,6%...

Tuy nhiên, vào ngày 1/7, chốt phiên giao dịch tuần, thị trường lại chứng kiến cú lội ngược dòng khi xuất hiện dòng tiền bắt đáy vào những phút cuối phiên, giúp VN-Index đang giảm 18 điểm đảo chiều thành tăng 1,3 điểm, áp sát mốc 1.200 điểm. Song, giới phân tích đánh giá, thị trường đang rơi vào tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng", nghĩa là chỉ số tăng nhưng số lượng cổ phiếu giảm vẫn áp đảo. Trong đó, GAS, BCM và VCB là ba mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung.

Thị trường khép lại tuần chuyển giao giữa tháng 6 và tháng 7 với ba phiên tăng và hai phiên giảm, tích lũy được 14 điểm so với cuối tuần trước.

Trên thị trường vàng, giá vàng trong nước rạng sáng ngày 1/7 tiếp tục biến động nhẹ khi các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý điều chỉnh tăng nhẹ hoặc giữ nguyên mức giao dịch của ngày trước đó. Do đó, giá vàng trong nước giao dịch quanh mốc 68 triệu đồng/ lượng mua vào và gần 69 triệu đồng/ lượng bán ra.  Vào rạng sáng ngày 30/6, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng niêm yết ở mức 68,3 triệu đồng/lượng mua vào và 68,92 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP HCM, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với rạng sáng ngày trước đó, giá vàng SJC đã tăng 100.000 đồng ở chiều mua nhưng giữ nguyên mức giao dịch ở chiều bán.

Trả lời phỏng vấn Kitco News, chuyên gia kim loại quý Byron King tại Agora Financial tin rằng, tuy vàng đang bị mắc kẹt trong vùng củng cố dưới mức 1.850 USD/ ounce, nhưng kim loại quý này vẫn có nhiều khả năng tăng giá trong dài hạn. Theo chuyên gia này, việc vàng một lần nữa trở thành kim loại tiền tệ thiết yếu chỉ còn là vấn đề thời gian, với lạm phát tăng ngoài tầm kiểm soát, người tiêu dùng đang mất niềm tin vào tiền tệ pháp định.