Thông tin này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngày 30/3 vừa qua.

Theo đó, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam đang diễn biến càng ngày càng phức tạp, giáo sư Thọ cho rằng, Việt Nam phải có những phương án chuẩn bị đối phó ngay tình huống xấu nhất khi dịch bệnh lây lan nhanh và kéo theo đó một hiện tượng gọi là “sự sụp đổ” của hệ thống y tế (medical collapse).

Giáo sư Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại Trường đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.

Ông Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại Trường đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.

Và cũng theo Giáo sư, một trong số những chuẩn bị cần thiết là chính phủ Việt Nam phải cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiện tại và sản xuất một số lượng dự phòng. Trước mắt sẽ tập trung vào việc sản xuất 2.000 chiếc, sau này sẽ tăng lên 10.000 trong vòng 3 tháng tới. 

Trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước cũng thiếu loại máy trợ thở dành cho người nhiễm COVID-19, nên có thể nói, việc sản xuất này có thể vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy trợ thở y tế.

Được biết, có hai giáo sư rất sẵn sàng hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể tự sản xuất máy trợ thở dùng trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Giáo sư Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại Trường đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông cũng là nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Ngọc Phúc vốn là một cựu du học sinh tại Nhật Bản, người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp.

Công ty Metran đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sản xuất thiết bị y tế tại Nhật. Sản phẩm đầu tiên công ty nghiên cứu được là chiếc máy hô hấp tần số cao Humming Bir và đã giành giải Nhất tại cuộc thi máy hô hấp nhân tạo do Viện Y tế quốc gia Mỹ tổ chức. 

Hiện tại, Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Theo giáo sư Thọ cho biết, Giáo sư Phúc đã đồng ý chuyển giao công nghệ này về Việt Nam. Công ty Metran sẽ cùng với phía Việt Nam triển khai sản xuất ngay trong tháng tới.

Giáo sư Trần Ngọc Phúc và máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp.

Giáo sư Trần Ngọc Phúc và máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp.

Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với đề xuất của Ban Chỉ đạo, đồng ý trong việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc, theo đó, yêu cầu hạn chế việc lưu thông công cộng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng biểu dương các cán bộ, nhân viên ngành y tế, cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bác sĩ tình nguyện ở lại cùng với người bệnh nặng và nhiều bác sĩ tình nguyện khác. Và đồng thời Thủ tướng biểu dương ngành công thương và các doanh nghiệp đã làm thành công bộ đồ bảo hộ và đặc biệt, bảo đảm đầy đủ khẩu trang cho ngành y tế.

Mặt khác, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho phòng chống dịch.

Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo việc thiết kế và dự toán để sẵn sàng xây dựng các bệnh viện dã chiến khi cần thiết cũng như chương trình sản xuất máy trợ thở trong nước.