>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Hàm ý chính sách cho những xu hướng mới

Phát biểu tại toạ đàm cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam khẳng định, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cần xây dựng nền kinh tế có tính chống chịu và phục hồi tốt.

ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam.

Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam.

“Chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề phân mảnh của nền kinh tế để tận dụng lợi thế phát triển nền kinh tế có khả năng chống chịu phục hồi tốt hơn”, ông Francois Painchaud nhấn mạnh.

Theo đó, Việt nam cần ổn định kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách vĩ mô như tiền tệ, tài chính ổn định. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế “phòng thủ” cho nền kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo. Khôi phục nền kinh tế nhanh chóng.

“Hiện cũng đang có thách thức như xung đột Nga-Ukaine, chính sách “Zero Covid” của Trung quốc, bên cạnh đó là đe doạ lạm phát, sự phát triển “nóng” của thị trường bất động sản trong nước…do đó các chính sách về kinh tế phải mạnh mẽ nhưng linh hoạt. các chính sách tài khoá phải hỗ trợ cho kinh tế”, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam lưu ý.

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Quyết liệt hơn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Thách thức của Việt Nam trong bối cảnh mới – bài học “tốc hành”

Từ thực tế này, ông Francois Painchaud lưu ý, Việt Nam không có nhiều dư dịa để nới lỏng chính sách tiền tệ, do đó cần cân nhắc nới lỏng các yêu cầu về dự trữ. Cân nhắc đánh giá tài sản trong nhóm tài sản phải theo dõi và quan tâm.

Toạ đàm cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chiều ngày 5/6.

Toạ đàm cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chiều ngày 5/6.

Đặc biệt, để chuyển sang nền kinh tế kiên cường hơn, ông Francois Painchaud cho rằng cần quản trị, quản lý dữ liệu minh bạch. “Thực tế chúng ta cũng đã trao đổi nhiều sáng nay về thị trường vốn, bất động sản, thị trường trái phiếu, các ý kiến đều cho biết thiếu thông”, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam thẳng thắn.

Đại diện IMF cũng lưu ý Việt Nam phải tiếp tục củng cố các nền tảng về an sinh xã hội, các cải cách thuế cũng đang tốt, quản lý về tài sản công…còn nhiều dư địa để cải thiện.

“số liệu và quyết toán các tài sản công cần được chú trọng. Giám sát tiền tệ cần được tăng cường năng lực dự báo. Cần tiếp tục củng cố ngành ngân hàng để ngành ngân hàng có thể kiên cường hơn, áp dụng Basel II – đây là cơ hội để nâng cao năng lực ngành ngân hàng”, ông Francois Painchaud khuyến nghị.

Đồng thời lưu ý Việt Nam các quy định về quản lý rủi ro, nợ xấu tốt hơn, bởi theo đại diện IMF, phát triển kinh tế là quan trọng nhưng cần quản lý rủi ro.