DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Thách thức của Việt Nam trong bối cảnh mới – bài học “tốc hành”

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia Trần Đình Thiên khẳng định Việt Nam đang có nền tảng tốt cho phát triển. Cần rút ra những bài học từ thực tiễn để nắm bắt cơ hội phát triển, dứt khoát không được lãng phí cơ hội.

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Tự chủ nền kinh tế từ nâng cao sức chống chịu

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, PGS TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nhưng chúng ta chưa mạnh.

PGS TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

PGS TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Bài học "tốc hành"

Trong khi đó thế giới đang thay đổi, nhiều rủi ro, bất chắc và đang cấu trúc lại. “Điều này khẳng định chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn nhưng thách thức cao. Việt Nam đang có đà rất tốt, có khát vọng rất mạnh, chúng ta có thể phục hồi và vươn dậy được”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Do đó, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết Việt Nam cần năng lực đổi mới sáng tạo, cần cách thức mới, để mượn sức, để tận dụng vươn lên.

Phân tích cụ thể hơn, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, 2 năm qua chứng kiến thế giới lao đao. Đặc biệt năm 2022, “xung đột kinh tế tầm cao” là nguyên nhân và hệ quả của giai đoạn trước. Bên cạnh đó, đứt chuỗi tiếp tục cộng hưởng “Trung Quốc Zero Covid” và căng thăng Nga-Ukraine.

“Hệ luỵ là xu hướng xấu đi rõ rệt, cộng với khủng hoảng kép năng lượng và lương thực thực phẩm. Đối đầu và xung đột các khối, các nước rõ rệt khiến chi phí gia tăng”, ông Thiên nhận định.

Ông Thiên đặt vấn đề, Việt Nam khi nhận diện chúng ta như một thực thể trong nền kinh tế thế giới phải nhìn nhận như vậy. Điều gì đang chờ đợi kinh tế Việt Nam? Nhiều nguy cơ, lắm thách thức và nhiều bất ổn.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 có sự tham dự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 có sự tham dự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Do đó, cần sự liên kết toàn cầu, bài học về “toàn cầu hoá”, theo đó rủi ro toàn cầu, tương thuộc lẫn nhau liên kết để cùng tồn tại.

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ ra bài học về “luật chơi” không thể một mình một mặt trận, không thể cô lập mình.

Đặc biệt là bài học “lợi thế đi sau”. Bài học “chuẩn bị năng lực đón đầu” xu thế di chuyển các chuỗi sản xuất.

Khẳng định kinh tế Việt Nam dù trong giông bão, nhưng vẫn “trụ hạng”, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam rút ra những bài học cho nền kinh tế tự chủ. Trong đó, các yếu tố bao gồm bản lĩnh, năng lực “dĩ bất biến-ứng vạn biến”, linh hoạt trong chính sách, nhạy bén quyết đoán và quyết liệt hành động.

Bài học thứ hai, chống dịch nhưng không làm đứt gãy chuỗi nền kinh tế thị trường. Bởi nền kinh tế thị trường mà đứt gãy thì chuỗi hàng hoá, chuỗi tiền, chuỗi lao động đứt gãy, tức nền kinh tế đứt gãy.

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Quyết liệt hơn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Tự chủ nền kinh tế từ nâng cao sức chống chịu

Bài học thứ ba, cảnh báo sức sống tiềm tàng của phương thức quản lý mệnh lệnh. Nếu còn duy trì, nền kinh tế thị trường khó vươn lên.

Bài học thứ tư, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó không chỉ phục hồi mà phải tận dụng cơ hội để phát triển.

Chuyên gia Trần Đình Thiên nhấn mạnh Việt Nam đang có nền tảng tốt cho phát triển. Đây là yếu tố giúp chúng ta phát triển, dứt khoát không được lãng phí cơ hội”

Chuyên gia Trần Đình Thiên nhấn mạnh Việt Nam đang có nền tảng tốt cho phát triển. Đây là yếu tố giúp chúng ta phát triển, dứt khoát không được lãng phí cơ hội” 

Cơ hội vươn lên

“Chúng ta không mạnh nhưng có tầm nhìn, có khát vọng để vươn lên. Việt Nam đang có nền tảng tốt cho phát triển. Đây là yếu tố giúp chúng ta phát triển, dứt khoát không được lãng phí cơ hội”, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh. Đồng thời cho rằng, trong hoàn cảnh không bình thường, tư duy và giải pháp cũng phải khác thường.

Cụ thể, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra những giải pháp cụ thể. Trong đó, với nỗi lo lạm phát cao, ông Thiên cho rằng không vì nỗi lo này mà dừng bơm tiền vào nền kinh tế.
 
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 chiều ngày 5/6.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 chiều ngày 5/6.

“Chúng ta “bơm máu” cho nền kinh tế là việc phải làm, tiếp trợ cho doanh nghiệp là việc cần làm. Chúng ta hoàn toàn không vì lo sợ lạm phát mà không bơm nguồn lực cho doanh nghiệp”, ông Thiên nói.

Bên cạnh đó, khi đầu tư công chậm thì vốn tư nhân linh hoạt có thể bùng nổ. Ông Thiên cho biết, ứng xử của chúng ta kìm chế nguồn vốn tư này, chúng ta kiểm soát nhưng không thể ngăn chặn nguồn lực tư nhân. Chúng ta cần hệ cơ chế đồng bộ cho cả nguồn vốn công và tư.

Về hàng không và du lịch, ông Thiên đánh giá hàng không Việt Nam hoàn toàn có lợi thế khẳng định vị thế của ngành hàng không Việt với toàn cầu. Phải xác định như vậy để có hỗ trợ phù hợp.

Với ngành du lịch – là ngành mũi nhọn, tuy chúng ta mở cửa sớm nhưng quy định còn ngặt nghèo, điều này làm hạn chế chúng ta.

PGS.TS Trần Đình Thiên cũng lưu ý khủng hoảng năng lượng đang tạo cơ hội cho Việt Nam bứt lên phát triển năng lượng tái tạo.  Đồng thời cho biết ĐBSCL cần được tiếp cận các chính sách phát triển theo nguyên tắc “thuận thiên”, tận dụng các lợi thế để phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Thách thức của Việt Nam trong bối cảnh mới – bài học “tốc hành” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713954916 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713954916 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10