Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (Công ty CII), chủ đầu tư Xa lộ Hà Nội vừa có văn bản khẩn kiến nghị UBND TP.HCM giảm giá vé và giãn thời gian hiệu lực của vé sử dụng dịch vụ đường bộ qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

từ ngày 1/7 đến 30/9, giảm vé sử dụng dịch vụ thu phí 10% so với mức giá trước đó TP đưa ra.

Công ty CII kiến nghị từ ngày 1/7 đến 30/9, giảm vé sử dụng dịch vụ thu phí 10% so với mức giá trước đó TP đưa ra.

Theo đó, nhằm góp sức hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Công ty CII kiến nghị UBND TP xem xét chấp thuận giảm mức giá và giãn thời gian hiệu lực của vé tháng, vé quý sử dụng dịch vụ đường bộ qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội.

Cụ thể, đối với mức giá vé lượt sử dụng dịch vụ đường bộ qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội, từ ngày 1/7 đến 30/9, giảm vé sử dụng dịch vụ thu phí 10% so với mức giá trước đó TP đưa ra.

Đối với vé tháng và vé quý, do đặc thù loại hình vé phải mua trước và sử dụng không giới hạn lượt qua trạm. Do đó, Công ty CII kiến nghị gia hạn 10% thời gian sử dụng đối với vé tháng, vé quý (không thực hiện giảm giá vé) cho khoảng thời gian có hiệu lực của vé trùng với giai đoạn giảm giá từ ngày 1/7 đến ngày 30/9/2021.

Để làm tròn số, ngày gia hạn cho các vé tháng, vé quý có thời gian hiệu lực sử dụng trùng với giai đoạn giảm giá từ 1 đến 10 ngày thì được gia hạn thêm 1 ngày, từ 11 đến 20 ngày thì được gia hạn thêm 2 ngày và tương tự cho các trường hợp khác.

Từ ngày 1/10 trở đi, Công ty CII sẽ tiếp tục thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội theo Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 18/3/2021 của UBND TP.HCM.

Việc giảm giá này sẽ được đưa vào biên bản thỏa thuận giữa nhà đầu tư và UBND TP.HCM làm cơ sở xem xét điều chỉnh thời gian thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, điều chỉnh phương án tài chính, hợp đồng BOT, phụ lục hợp đồng BOT đã ký kết của dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội.

Trước đó, từ đầu tháng 4/2021, Công ty CII áp dụng thu phí ôtô lưu thông trên xa lộ Hà Nội để hoàn vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường. Trong tháng đầu tiên trạm xa lộ Hà Nội hoạt động, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại việc thu phí khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19.

Đơn cử, MP Logistics cho biết đã tốn khoảng 1 tỷ đồng chi trả cho đội xe khi lưu thông qua tuyến đường này. “Chi phí tăng thì chúng tôi phải tính cho doanh nghiệp sản xuất”, bà Đặng Thị Minh Phương, Chủ tịch MP Logistics cho biết và muốn nói thay cho doanh nghiệp sản xuất, bởi khi chi phí đầu vào cao hơn, chắc chắn họ phải đẩy giá bán để bảo vệ biên lợi nhuận. Trong khi đó, doanh nghiệp đang trong thế tiến thoái lưỡng nan bởi sức mua yếu, chi phí đầu vào tăng cao và nếu tiếp tục kìm giá, thì khả năng thua lỗ có thể xảy ra.

Do đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị giảm hoặc lùi thời gian áp dụng thu phí với BOT Xa lộ Hà Nội cũng như thu phí hạ tầng cảng biển…để doanh nghiệp được dành toàn nguồn lực của mình cho sản xuất, tìm đối tác kinh doanh, phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho người lao động, thay vì loay hoay tìm cách ứng phó với các chi phí.

Công ty CII cho biết sẽ thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7km trong khoảng thời gian 17 năm 9 tháng.

từ ngày 1/7 đến 30/9, giảm vé sử dụng dịch vụ thu phí 10% so với mức giá trước đó TP đưa ra.

Từ ngày 1/7 đến 30/9, giảm vé sử dụng dịch vụ thu phí 10% so với mức giá trước đó TP đưa ra.

Dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 mà công ty thực hiện có tổng chiều dài 15,7km, bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến nút giao thông Tân Vạn (tiếp giáp dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới). Trong đó, trục đường chính trên địa bàn TP dài 13,3km và 2,4km thuộc địa bàn Bình Dương.

Tổng mức đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 là 4.905,8 tỉ đồng. Dự kiến, thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án này khoảng 17 năm 9 tháng.

Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP khẳng định trạm thu phí xa lộ Hà Nội trước đây chỉ thu phí để hoàn vốn dự án cầu Rạch Chiếc (là một dự án khác), chưa hề thu cho dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1.

Từ năm 2009, mặt đường của tuyến đường cũ rộng 23m (4 làn xe). Sau khi ký kết hợp đồng BOT, nhà đầu tư đã nâng cấp mở rộng lên 113-153m, cho 12-16 làn xe lưu thông. Trục chính của dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Đến nay, dự án đã hoàn thành 100% trục chính đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao Đại học Quốc gia, nâng cấp rải nhựa toàn bộ đoạn Dĩ An (Bình Dương) cho xe lưu thông.