Hà Tĩnh: Phương án nào để tháo dỡ trạm thu phí BOT Cầu Rác?

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay, vấn đề tháo dỡ trạm thu phí BOT Cầu Rác trên QL 1A thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông đang được doanh nghiệp và dư luận quan tâm.

Bởi suốt hơn 2 năm qua, các hạng mục hạ tầng chưa được tháo dỡ tại trạm BOT Cầu Rác đã trở thành điểm đen tai nạn giao thông gây ám ảnh cho người và phương tiện mỗi khi lưu thông trên QL 1A qua đây.

“Điểm đen” tai nạn giao thông

Theo tìm hiểu, dự án đầu tư xây dựng QL1A đoạn tránh TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) có chiều dài khoảng 16 km, đưa vào khai thác từ tháng 1/2009.  Tuyến đường tránh Tp Hà Tĩnh cũng được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) do Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà (Tổng công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư.

Sau khi dừng hoạt động, trạm thu phí Cầu rác trở thành “điểm đen” giao thông

Sau khi dừng hoạt động, trạm thu phí Cầu rác trở thành “điểm đen” giao thông

Theo đó, trạm thu phí BOT Cầu Rác đặt trên QL1A (thuộc địa phận xã Cẩm Trung, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), cách tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh hơn 30 km, được ngành chức năng cho phép chủ đầu tư sử dụng để tiến hành thu phí hoàn vốn cho công trình này.

Sau gần 10 năm thu phí, từ 0 giờ ngày 21/2/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản yêu cầu Tổng công ty Sông Đà tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Cầu Rác. Cuối tháng 12/2020, trạm thu phí Cầu Rác được bàn giao lại cho Chi cục Quản lý đường bộ II.3  thuộc Cục Quản lý đường bộ II (Tổng Cục đường bộ Việt Nam) quản lý.

Mặc dù đã dừng hoạt động thu phí BOT được hơn 2 năm, nhưng đến nay trạm thu phí Cầu Rác tại Hà Tĩnh vẫn chưa được tháo dỡ. Các hạng mục hạ tầng này gây nhiều phiền toái cho các phương tiện khi đi qua trạm thu phí. Nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm cũng xảy ra khi đi qua trạm này. 

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Phòng CSGT Hà Tĩnh đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tháo dỡ trạm thu phí, tránh nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Chốt phương án tháo dỡ trạm BOT Cầu Rác

Mới đây, Chi cục Quản lý đường bộ II.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) vừa có đề xuất gửi Bộ Giao thông Vận tải xem xét phê duyệt dự án: "Sửa chữa đột xuất tháo dỡ, thanh lý trạm thu phí Cầu Rác km539+100, quốc lộ 1; hoàn trả nền mặt đường và hệ thống an toàn giao thông".

Để tháo dỡ trạm thu phí chết này, Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 đã đề xuất chi 3,3, tỷ đồng

Để tháo dỡ trạm thu phí chết này, Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 đã đề xuất chi 3,3, tỷ đồng

Dự án bao gồm các nội dung chính là tháo dỡ, thanh lý trạm thu phí Cầu Rác km539+100, quốc lộ 1; hoàn trả nền mặt đường và hệ thống an toàn giao thông này có kinh phí dự tính 3,3 tỷ đồng, chưa đối trừ giá vật tư thanh lý. Dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ. Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT xem xét cho phép đầu tư thực hiện dự án trong năm 2021.

Tuy nhiên, những ngày qua dư luận cho rằng kinh phí 3,3 tỷ đồng để thực hiện tháo dỡ là quá cao. Ngoài ra, Trạm thu phí Cầu Rác do Tổng công ty Sông Đà xây dựng để thực hiện thu phí, nhưng khi tiến hành tháo dỡ lại phải sử dụng nguồn ngân sách?

Liên quan đến việc đề xuất 3,3 tỷ đồng thực hiện dự án, ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 cho hay: “Số tiền đó không phải chỉ riêng tháo dỡ mà bao gồm nhiều hạng mục như hoàn trả nền mặt đường và hệ thống an toàn giao thông để đồng bộ với kết cấu mặt đường Quốc lộ 1A. Trước khi đề xuất, đơn vị đã tính toán diện tích thảm lại mặt đường, khối lượng tháo dỡ… để có cơ sở khái toán. Sau khi dự án được phê duyệt sẽ tiến hành đấu thầu theo quy định”.

Còn ông Nguyễn Thanh Hoài – Phó Cục trưởng Cục quản lý đường bộ II thì cho biết, về phương án tháo dỡ, đơn vị đã trình lên Bộ GTVT 02 phương án, trong đó có phương án khái toán nguồn kinh phí thực hiện 3,3 tỷ đồng.

Bộ GTVT vận tải lựa chọn phương án chỉ tháo dỡ những hạng mục công trình của trạm thu phí BOT Cầu Rác để giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn giao thông trên QL 1A với nguồn kinh phí dự toán thực hiện hơn 400 triệu đồng sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Còn phương án tháo dỡ, thảm bê tông lại toàn bộ hiện trạng khu vực diện tích mặt đường của trạm thu phí trở lại trạng thái ban đầu với nguồn kinh phí 3,3 tỷ đồng không thực hiện.

Việc sử dụng nguồn vốn để thực hiện tháo dỡ trạm BOT Cầu Rác sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hay của Cty Sông Đà thì sau này đều tính bù, trừ như nhau cả” – Cục phó Cục quản lý đường bộ II cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Phương án nào để tháo dỡ trạm thu phí BOT Cầu Rác? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705784 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705784 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10