Trong khi đó, văn bản hướng dẫn tạm thời theo Quyết định 2553 của Bộ Y tế cũng nói rất rõ rõ là “Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết” nhưng địa phương lại không ghi nhận khó khăn từ doanh nghiệp để cùng chung tay tháo gỡ.

Doanh nghiệp “sốc” do quy định tạm thời

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp tổ chức ngày 9/5/2020 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh: Khi giãn cách xã hội được nới lỏng, "nhịp đập" xã hội dần trở lại bình thường, nền kinh tế như chiếc lò xo bị nén lại và giờ là lúc sẵn sàng để bung ra. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương phải cùng xắn tay vào cuộc, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần cải cách, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nêu cao trách nhiệm với đất nước.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ngày 19/6/2020, Tổng cục Hải quan cũng đã có Quyết định 1616/QĐ-TCHQ ban hành Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong và sau dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan; chủ động, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong quá trình làm thủ tục hải quan trên cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp vận tải thông quan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho rằng, văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 2553/QĐ-BYT cũng nói rất rõ về nội dung có gì vướng mắc báo cáo qua Bộ Y tế nhưng thực tế, các đơn vị quản lý về mặt nhà nước đã thực hiện quá máy móc, cứng nhắc

Doanh nghiệp vận tải thông quan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho rằng, văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 2553/QĐ-BYT cũng nói rất rõ về nội dung có gì vướng mắc báo cáo qua Bộ Y tế nhưng thực tế, các đơn vị quản lý về mặt nhà nước đã thực hiện quá máy móc, cứng nhắc

Những nỗ lực nêu trên đều hướng đến một mục tiêu là nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp “hồi sinh” một cách nhanh nhất sau khi nước ta đã kiểm soát tương đối ổn định đại dịch COVID-19.

Những nỗ lực giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp đã và đang được thực hiện quyết liệt thì mới đây, Bộ Y tế có Quyết định số 2553 ngày 18/6/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm COVID -19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”.

Tuy nhiên, cách triển khai nội dung trên của địa phương này đang khiến doanh nghiệp vận tải hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị tê liệt hoàn toàn.

Doanh nghiệp vận tải tiếp tục bị gây khó?

Đáng quan tâm là tại điểm 1, mục IV của văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 2553 đã nói rất rõ là “Đối với các phương tiện vận chuyển có các điều kiện cho người điều khiển lưu trú thì được phép ở ngay trên phương tiện, không bắt buộc phải tới các khu lưu trú tạm thời”. Nghĩa là, các phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nếu có đủ điều kiện đảm bảo lưu trú trong cabin, buồng điều khiển thì được phép ở tại chỗ để thông quan.

Tuy nhiên, ngay tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, sau khi Quyết định 2553/QĐ-BYT được ban hành đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải đường bộ thông quan qua đây gặp rất nhiều khó khăn.

Trước đó, vào ngày 10/6, phát biểu với truyền thông ở thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith tuyên bố nước này đã giành chiến thắng ban đầu trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, sau khi toàn bộ 19 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện và không có ca nhiễm mới nào trong 60 ngày liên tiếp. 

Đến nay, qua 82 ngày liên tiếp, Lào vẫn là quốc gia đang kiểm soát khá tốt về dịch COVID -19 và không ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm mới. 

Cũng theo đại diện của nhiều doanh nghiệp thì việc thực hiện các nội dung theo Quyết định 2553/QĐ-BYT được triển khai một cách đột ngột, họ không hề nhận được thông báo bằng văn bản của cả phía Hải quan cũng như Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để có thể chủ động các điều kiện từ phương tiện và nguồn nhân lực nhằm đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, văn bản hướng dẫn tạm thời theo Quyết định 2553 của Bộ Y tế cũng nói rất rõ rõ là “Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết”.

Chính vì vậy, việc biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo áp dụng một cách cứng nhắc theo Quyết định 2553 nói trên khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp.

Không được thông báo bằng văn bản, nhiều doanh nghiệp vận tải

Không được thông báo bằng văn bản, và cho lộ trình chuẩn bị khiến nhiều doanh nghiệp vận tải "méo mặt" khi đưa hàng đến khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải thông qua lâu nay qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho biết, thời gian sau dịch COVID-19 họ bị “phát sinh” thêm chi phí hoạt động do phải tăng thêm nguồn nhân lực và nhiều nguồn tiền “không tên” khác…

Trước đó, từ những ngày trung tuần tháng 5/2020, ông Trần Tiến Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo ngành Y tế, Hải quan, Biên phòng… phối hợp, tham mưu đề xuất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải được thông quan hàng hóa với nước bạn Lào.

Chiều ngày 02/7/2020, chúng tôi đã liên hệ làm việc với Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu rõ hơn về các hướng dẫn cụ thể thực hiện nội dung tại Quyết định 2553/QĐ-BYT của địa phương này nhưng giám đốc và phó giám đốc phụ trách mảng của Sở đều đang bận đi công tác.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.