>> Cuộc chiến thu gom thế giới: Sức mạnh chất bán dẫn

Hạ viện Mỹ vừa thông qua Dự luật Cạnh tranh Mỹ 2022

Hạ viện Mỹ vừa thông qua Dự luật Cạnh tranh Mỹ 2022 nhằm tăng năng lực sản xuất chất bán dẫn

Với tỷ lệ sít sao 222 phiếu ủng hộ và 210 phiếu chống, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật "Nước Mỹ cạnh tranh 2022" nhằm tăng năng lực sản xuất chất bán dẫn, giúp Mỹ duy trì thế dẫn trước Trung Quốc.

Trước đó, hồi tháng 6/2021, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật riêng mang tên Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Mỹ. 

Theo quy định, cả hai viện phải đạt đồng thuận về một phiên bản dự luật chung (mang tính thỏa hiệp) trước khi gửi văn kiện này lên Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký ban hành thành luật. Việc đàm phán có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng dù ông Biden hối thúc hành động nhanh chóng để sớm có một đạo luật mà ông gọi là "mang tính sống còn" này.

Được biết, dự luật yêu cầu chi 52 tỉ USD để trợ cấp cho việc sản xuất chất bán dẫn và nghiên cứu các thành phần quan trọng được sử dụng trong ôtô, máy tính. Các nhà lập pháp cũng yêu cầu chi 45 tỉ USD trong 6 năm để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng, bao gồm tình trạng thiếu nguồn cung và khó khăn vận chuyển do Covid-19.

Các quy tắc thương mại hiện hành của Mỹ cũng được yêu cầu xem xét, sửa đổi theo hướng ngăn chặn các hành vi mà Washington cho là thao túng thương mại của Trung Quốc, tăng cường các quy định về chống bán phá giá. Đồng thời cho phép Mỹ đóng góp 8 tỉ USD vào Quỹ khí hậu xanh để giúp các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu.

Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Đạo luật Cạnh tranh Mỹ sẽ giúp đảm bảo Mỹ vượt trội về sản xuất, đổi mới và sức mạnh kinh tế, có khả năng cạnh tranh với bất kỳ quốc gia nào. Bên cạnh đó, giúp Mỹ có khả năng tự cung tự cấp, không phụ thuộc vào nước nào trong chuỗi cung ứng.

Có thể thấy, Mỹ đã đẩy nhanh việc tăng cường nỗ lực để củng cố năng lực sản xuất trong nước. Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo đã gặp các nhà lập pháp Dân chủ Hạ viện để thảo luận về dự luật. Bà cho biết ngành sản xuất của Mỹ đã suy giảm trong hơn ba thập kỷ, dẫn đến tình trạng mất việc làm và bí quyết.

Đại dịch đã làm căng thẳng chuỗi cung ứng chip trên toàn cầu. Trong khi đó, thị phần sản xuất chất bán dẫn của Mỹ trên toàn cầu đã giảm dần từ mức 37% năm 1990 xuống còn khoảng 12% như hiện nay. Chính quyền Biden và các nhà lập pháp đang cố gắng đảo ngược xu hướng này, khi các quan chức trong ngành cho rằng một trong những lý do khiến Mỹ bị thụt lùi do các đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhận được nguồn trợ cấp đáng kể của chính phủ.

“Các khoản đầu tư mà dự luật này thực hiện ở Mỹ bao gồm sản xuất chất bán dẫn, chuỗi cung ứng, ... sẽ cho phép Mỹ cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc", bà Raimondo nói. “Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc về việc cạnh tranh với Trung Quốc, chủng ta phải bỏ phiếu đồng ý về điều này".

>> Triển vọng kinh tế toàn cầu: 5 vấn đề đặt ra với kinh tế Mỹ

Việc

Các khoảng đầu tư trong dự luật sẽ cho phép Mỹ thúc đẩy cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất

Các chuyên gia nhận định, về cơ bản, Mỹ có sự điều chỉnh về tư duy với một bộ chính sách có mục tiêu, toàn diện và chịu chi, tập trung hơn, hợp tác mật thiết với đồng minh cùng đối tác. Chính quyền của ông Biden vừa tiếp nối chính sách cứng rắn thời ông Trump vừa tăng cường tham vấn và hợp tác chặt chẽ với đồng minh và đối tác trong kiềm chế sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc.

Việc tung ra các dự luật tăng sức cạnh tranh có thể nhanh chóng xốc lại nền công nghệ cao của nước này, đảm bảo tự chủ và duy trì lợi thế dẫn đầu. Mặt khác, kế hoạch thu hút đồng minh đặt nhà máy sản xuất chip ở Mỹ và bước đầu đã đạt kết quả đáng kể.

Intel đã quyết định xây dựng 2 nhà máy sản xuất chip tại bang Arizona với kinh phí dự kiến từ 60-120 tỷ USD. Tương tự, TSMC và Samsung Electronics đặt nhà máy ở Mỹ. TSMC cam kết đầu tư 12 tỷ USD, Samsung Electronics cam kết đầu tư 17 tỷ USD. Các nhà máy này dự kiến hoạt động năm 2023, sản xuất các dòng chip thế hệ tiên tiến nhất.  

Xét tổng thể, dù không còn ưu thế tuyệt đối nhưng Mỹ vẫn có lợi thế như các trường đại học hàng đầu, nhiều tập đoàn công nghệ hùng mạnh, văn hóa cởi mở để thu hút và giữ chân nhân tài toàn cầu. Điều này hoàn toàn có thể giúp quốc gia này giành ưu thế trước Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Jimmy Goodrich thuộc SIA, việc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của Mỹ và cũng tác động tiêu cực đến Trung Quốc; đồng thời tạo ra rủi ro làm giảm dòng vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ngành bán dẫn, làm chậm tiến trình đổi mới của ngành sản xuất bán dẫn toàn cầu.