Tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công đã diễn ra nhiều năm nay. Nguồn: TCTK

Tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công đã diễn ra nhiều năm nay. Nguồn: TCTK

Đối với gói kích cầu từ đầu tư công, cần xem xét trên kế hoạch đầu tư công 2021 và cả đầu tư công trung hạn. Theo Tổng cục Thống kế, trong 10 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 318,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,7% kế hoạch năm và giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 67,8% và tăng 31,6%). Đầu tư công chậm được cho là do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên chậm trễ tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công đã diễn ra nhiều năm nay, đặc biệt ở năm 2020, khiến nhiều biện pháp điều chuyển vốn/dự án linh hoạt đặc thù cho điều kiện “bất khả kháng” cũng đã phải được áp dụng.

Theo đánh giá chuyên môn, đầu tư công tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn có thể tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế và kích thích các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp như sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng… phục hồi. Điều này giúp đầu tư công cũng là lĩnh vực trọng tâm được nhiều quốc gia chọn “đổ tiền” để kích thích tăng trưởng, điển hình như gói kích thích hạ tầng 3.000 tỷ USD của chính phủ Mỹ.

Song, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính, nhấn mạnh: “Với việc còn dư vốn đầu tư công theo tống vốn kế hoạch 2021, cùng tình trạng giải ngân chậm như hiện tại, thay vì “bơm” gói kích thích mới, Chính phủ cần cân nhắc hiệu quả và thúc đẩy “tiêu hết tiền” khoản còn lại. Tương tự là cho kế hoạch 2021-2025 khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội là phù hợp, với 2.870.000 tỷ đồng và 3 mục tiêu trọng điểm quốc gia, là đã rất rõ ràng. Trong khi đó, thay vì tính gói kích cầu thêm đầu tư công, một gói hỗ trợ cho khu vực sản xuất, đặc biệt tư nhân, vốn đang cần ưu tiên vốn thật, tiền thật sẽ giúp nền kinh tế phục hồi đồng bộ và khơi thông vốn đầu tư xã hội bao gồm vốn của khu vực tư nhân, mạnh mẽ trở lại”.